Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Duy Hưng vừa ký văn bản gửi Thanh tra Chính phủ, UBND tỉnh Kiên Giang, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc truyền đạt ý kiến của Phó thủ tướngTrương Hòa Bình liên quan đến xử lý sai phạm đất đai tại Phú Quốc.
Tình trạng chuyển nhượng, san lấp, phân lô, xây dựng hạ tầng và nhà ở trên đất nông nghiệp diễn ra phức tạp tại Phú Quốc. (Ảnh: Vneconomy)
Theo đó, xét báo cáo của UBND tỉnh Kiên Giang về kết quả xử lý các công trình vi phạm trên đất nông nghiệp, đất rừng ở huyện Phú Quốc và ý kiến của Bộ Xây dựng, Thanh Tra Chính phủ, Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Kiên Giang tiếp tục kiểm tra các công trình xây dựng trái pháp luật trên đất nông nghiệp, đất rừng.
Đồng thời, Phó Thủ tướng yêu cầu làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân liên quan đã buông lỏng quản lý, cấu kết, bao che, tiếp tay để xảy ra vi phạm, có biện pháp xử lý theo đúng quy định của pháp luật; chỉ đạo xử lý hình sự đối với các đối tượng phá rừng phòng hộ, rừng quốc gia, lấn chiếm đất công chuyển nhượng trái phép (vi phạm pháp luật đất đai) theo đúng quy định của pháp luật.
Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Kiên Giang báo cáo Thủ tướng kết quả thực hiện các nội dung chỉ đạo nêu trên trước ngày 1/3/2019.
4 tháng trước, đoàn kiểm tra liên ngành do UBND tỉnh Kiên Giang thành lập đã có báo cáo về tình hình trạng vi phạm đất đai ở Phú Quốc. Tại 2 xã Cửa Dương và Dương Tơ có 31 trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích, làm đường trên đất nông nghiệp. Đoàn kiểm tra lập biên bản vi phạm hành chính và buộc tháo dỡ công trình trên 58.000m2 đất bị vi phạm.
Tại khu vực kiểm tra, đoàn đã phát hiện 34 căn nhà xây dựng trên đất nông nghiệp, 15 trường hợp lấn chiếm đất suối. Đặc biệt, tại 2 xã Dương Tơ và Cửa Dương, đoàn kiểm tra làm việc với 45 trường hợp sở hữu 74,96ha đất, được tách ra đến 2.363 thửa.
Theo nhận định của đoàn công tác, những người vi phạm trong các lĩnh vực này chủ yếu đến từ TP HCM và Hà Nội. Có trường hợp người vi phạm thường xuyên đi nước ngoài nên việc mời đương sự đến trụ sở làm việc gặp khó khăn, mất nhiều thời gian.
Đối với đất rừng, cơ quan chức năng đã phát hiện, truy quét 76 vụ chặt phá, lấn chiếm đất rừng và vùng đệm tại một số xã, thị trấn thuộc các tiểu khu rừng phòng hộ. Tổng diện tích rừng bị chặt phá, hủy hoại, lấn chiếm đất gần 70ha.
Khánh Linh (T/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy