Phục Hưng Holdings do ông Cao Tùng Lâm – Chủ tịch HĐQT là một trong những thành viên của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Việt Nam (Constrexim Holding), tiền thân là Công ty TNHH xây dựng Phục Hưng được thành lập vào năm 2001. Phục Hưng Holdings chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội tháng 11/2009 với mã cổ phiếu PHC.
Theo Giấy chứng nhận đăng ký thay đổi lần thứ 12 do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 20.9.2017, Phục Hưng Holdings có vốn pháp định là 6 tỷ đồng và vốn điều lệ là 208,9 tỷ đồng, tổng cổ phần tương ứng là 20.8999.956 cổ phần với mệnh giá 10.000 đồng/ cổ phần.
Đi lên từ nhà thầu xây dựng, đến năm 2010, Phục Hưng Holdings lấn sang lĩnh vực kinh doanh bất động sản khi trở thành chủ đầu tư chung cư The Light (đường Tố Hữu, TP. Hà Nội).
Tại báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2019 với doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm so với cùng kỳ.
Cụ thể, qúy I, Phục Hưng Holdings ghi nhận doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 4,5% so với cùng kì, đạt trên 566 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu là doanh thu từ hoạt động xây lắp với 564 tỷ đồng, chiếm 99,6% tổng doanh thu trong kỳ.
Còn lại là doanh thu từ hoạt động kinh doanh bất động sản và bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, 2 mảng này đều ghi nhận doanh thu giảm mạnh so với cùng kì.
Tính đến hết ngày 31/03, tổng tài sản của Phục Hưng Holdings ở mức 2.665 tỷ đồng, tăng 8,9%. Trong đó khoản mục hàng tồn kho đạt 1.104 tỷ đồng, chiếm tới 41,4% tổng tài sản.
Theo thuyết minh BCTC, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là 1.086 tỷ đồng (chiếm hơn 98% hàng tồn), tăng 12,9% so với đầu kì. Mặc dù Phục Hưng không ghi rõ khoản mục này đến từ những dự án nào. Tuy nhiên tính đến cuối năm 2018, hầu hết chi phí xuất phát từ các dự án cũ như Florence Mỹ Đình, là dự án HPC chiếm 70% cổ phần, đang trong giai đoạn hoàn thiện nhưng gặp khó khăn trong bán hàng. Các chi phí còn lại đến từ chung cư Golden Land, Tổ hợp Mỹ Đình Pearl,…
Trong quý I, nhờ giảm giá vốn hàng bán 4,9% xuống còn 523 tỷ đồng, lợi nhuận gộp của Phục Hưng vẫn “nhích nhẹ” 0,1% so với cùng kì, đạt 43 tỷ đồng.
Trong khi doanh thu từ hoạt động kinh doanh bất động sản và bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ giảm mạnh thì doanh thu từ hoạt động tài chính (bao gồm lãi tiền gửi, tiền cho vay, cổ tức) tăng vọt lên 6,2 tỷ đồng, gấp 21 lần cùng kì năm 2018. Chi phí tài chính, mà chủ yếu là chi phí lãi vay cũng tăng gần 61% lên 18,5 tỷ đồng.
Mặc dù doanh thu và lợi nhuận quý I/2019 đều giảm, nhưng PHC vẫn lạc quan cho rằng, đặc thù ngành xây dựng thường ghi nhận doanh thu, lợi nhuận cao vào cuối năm nên hứa hẹn kết quả sản xuất kinh doanh trong những quý tiếp theo sẽ khả quan hơn.
Trước tiềm lực tài chính của Phục Hưng Holdings, giới đầu tư bất động sản cho rằng, “ông lớn” tổng thầu này không thực sự "xứng đôi" với số dự án doanh nghiệp này đang quản lý.
Việc đầu tư dàn trải tại nhiều dự án lớn trong khi vốn điều lệ theo giấy chứng nhận cấp cho Phục Hưng Holdings năm 2017 chỉ có 208 tỷ đồng khiến nhiều chuyên gia nghi ngại doanh nghiệp này gặp khó khăn để xoay sở dòng tiền thực hiện các dự án. Không chỉ đầu tư vào hàng loạt dự án bất động sản hàng nghìn tỷ, Phục Hưng Holdings còn là nhà thầu của rất nhiều dự án khác.
Được biết, dự án Florence mới được thâu tóm cách đây không lâu cũng bị mang đi cầm cố. Cụ thể, quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, cùng toàn bộ quyền tài sản phát sinh/liên quan đến dự án Florence được dùng làm tài sản thế chấp cho khoản vay 150 tỷ đồng của Phục Hưng Holdings tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.
Mặc dù vậy, Phục Hưng Holdings lại đang tiếp tục đầu tư vào dự án Kenton Node tại TP. HCM với giá trị 1.300 tỷ đồng, dự án CT1 Gamuda (Hoàng Mai, Hà Nội) với 1.300 tỷ đồng hay dự án Golden Land (275 Nguyễn Trãi, Hà Nội) với 630 tỷ đồng.
Cụ thể, tại vị trí ô đất số 28 lô X3, đường Trần Hữu Dực, phường Cầu Diễn (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) là nơi tọa lạc của Dự án Florence - Tổ hợp nhà ở cao tầng, Dịch vụ thương mại và Văn Phòng, do Công ty cổ phần Phát triển nhà Mỹ Xuân Hà Nội làm chủ đầu tư đang được rao bán rầm rộ dù chưa thi công xong phần móng.
Công ty cổ phần Phát triển nhà Mỹ Xuân Hà Nội có vốn điều lệ 157 tỷ đồng, được thành lập bởi 4 pháp nhân là Công ty cổ phần Giống gia súc Hà Nội (20%), công ty cổ phần Phát triển Tân Việt (10%), Phục Hưng Holdings (25%) và công ty cổ phần phát triển Nhà Từ Liêm (Lideco) (45%).
Sau đó, Lideco đã bán toàn bộ 45% cổ phần cho Phục Hưng Holdings, còn công ty cổ phần Phát triển Tân Việt cũng thoái vốn ở đây. Như vậy với 70%, Công ty cổ phần Phát triển nhà Mỹ Xuân Hà Nội và dự án Florence gần như thuộc sở hữu của Phục Hưng Holdings.
Việc đầu tư dàn trải này có lẽ làm cho doanh nghiệp của ông Cao Tùng Lâm thiếu vốn nên phải huy động bằng việc nhận đặt cọc, rao bán dự án khi chưa đủ điều kiện.
Một đàn anh của Phục Hưng Holdings là Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình cũng từng phải nếm trái đắng khi kinh doanh sa sút, giá cổ phiếu dò đáy vì lấn sân sang lĩnh vực bất động sản. Liệu doanh nghiệp của ông Cao Tùng Lâm có rơi vào hoàn cảnh tương tự khi đầu tư dàn trải như hiện nay?
Mai An
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy