Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) vừa có văn bản số 3214 gửi Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas – HoSE: GAS) đề nghị đảm bảo cung cấp khí ổn định cho phát điện.
Văn bản này cho biết, ngày 18/10/2022, PV Gas ra thông báo nhà thầu Hibiscus dừng cấp khí PM3-Cà Mau để di chuyển giàn khoan ra khỏi khu vực giàn BRB. Việc này dẫn đến khả năng cấp khí cho điện trong các ngày từ 17-10 đến 19-10 (ngày làm việc bình thường) bị ảnh hưởng, gây thiếu hụt và chỉ còn khoảng 0 - 1,1 triệu m3/ngày.
Theo đó, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia khẳng định nếu thực hiện như thông báo của PV Gas, lượng khí cung cấp khi đó chỉ đủ vận hành 00/04 - 01/04 tổ máy Cà Mau ở mức công suất tối thiểu, giảm khoảng 1.255 - 1.500 MW so với công suất đặt nhà máy, việc này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh cung cấp điện.
Vì vậy, để đảm bảo vận hành an toàn, tin cậy hệ thống điện quốc gia nói chung và hệ thống điện miền Nam nói riêng, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia đề nghị PV Gas phối hợp với các bên liên quan, không thực hiện công tác di chuyển giàn khoan ra khỏi khu vực giàn BRB trong ngày làm việc, dời lịch công tác sang chủ nhật khi nhu cầu phụ tải giảm thấp.
Nhà máy nhiệt điện khí Cà Mau (Ảnh: EVN).
Trường hợp thiếu khí, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia đề nghị PV Gas giảm sản lượng khí cấp cho các hộ tiêu thụ khác (khí cấp cho sản xuất đạm, khí thấp áp…) để ưu tiên cấp khí cho phát điện theo đúng chỉ đạo của Bộ Công Thương tại Chỉ thị số 05.
Ngoài ra, Trung tâm cũng đề nghị PVGas có giải pháp vận hành đảm bảo cấp khí ổn định, tin cậy cho phát điện, đặc biệt trong các tháng còn lại của năm 2022. Trong bối cảnh các chi phí nhiên liệu đầu vào cho sản xuất điện vẫn tăng rất cao, việc duy trì ổn định các nguồn phát điện vào các tháng cuối năm 2022 và cả năm 2023 theo A0 rất cần thiết.
Theo Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt 134,8 tỷ kWh (bao gồm sản lượng điện mặt trời mái nhà bán vào hệ thống điện quốc gia), tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong 6 tháng cuối năm 2022, theo phương thức vận hành hệ thống điện tháng 7 năm 2022, dự kiến lũy kế cả năm 2022, điện năng sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống điện ước đạt 274,464 tỷ kWh, tăng 7,6% so với năm 2021, bằng 99,6% so với mức dự báo tại Quyết định số 3063.
Về cơ bản năm 2022 sẽ không thiếu điện để phục vụ sản xuất và sinh hoạt theo Kế hoạch vận hành hệ thống điện quốc gia đã được Bộ Công Thương phê duyệt.
Tuy nhiên, riêng đối với khu vực miền Bắc có thể xảy ra tình trạng thiếu hụt công suất đỉnh tại một số giờ cao điểm trong ngày vào thời gian cao điểm khi nhu cầu phụ tải có thể tăng cao đột biến trong các ngày thời tiết cực đoan nắng nóng kéo dài.
Tác giả: Nguyễn Thu Huyền
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy