Ngày 26/7, tin nhanh từ UBND thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam cho biết, chính quyền thị xã vừa tổ chức cuộc họp, đối thoại với khoảng 100 người dân phường Điện Nam Đông. Động thái này nhằm thông báo chủ trương của tỉnh Quảng Nam cũng như "hạ nhiệt" tình hình khi những ngày qua, người dân địa phương liên tục dựng lều trại, phản đối vì cho rằng nhà máy của Công ty Thép Việt Pháp (đóng trên địa bàn) gây ô nhiễm.
Tại cuộc họp, ông Trần Úc, Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn thông tin, tỉnh Quảng Nam đã có kết luận về việc di dời nhà máy thép này khỏi địa phương và dự kiến chuyển lên huyện miền núi Nam Giang. Tuy nhiên, việc di dời phải có thời gian, lộ trình trước ngày 31/12/2019.
Thông báo này của nhà chức trách nhận được sự tán đồng của đại đa số người dân. Tuy nhiên, họ vẫn liên tục giơ tay kiến nghị, bày tỏ sự bức xúc liên quan đến lộ trình di dời.
Một người dân cho biết, nhà máy thép Việt Pháp hoạt động trên địa bàn đã lâu. Từ năm 2012, nhà máy này bắt đầu "hành hạ" người dân bằng khói bụi, tiếng ồn. "Nay UBND tỉnh kết luận cho nhà máy di dời đi, người dân chúng tôi hoàn toàn đồng ý. Tuy nhiên, tại sao lại không di dời ngay mà phải 2 năm nữa? Từ giờ đến 2 năm đó, dân chúng tôi lại phải sống cực khổ vì ô nhiễm hay sao”, ý kiến này thể hiện.
Lãnh đạo thị xã Điện Bàn lắng nghe, ghi nhận ý kiến của người dân và hứa sẽ báo cáo lên tỉnh Quảng Nam. Nhà chức trách cũng truyền đạt ý kiến của tỉnh rằng, thị xã Điện Bàn, huyện Nam Giang cũng như hàng trăm người dân Điện Nam Đông tạo điều kiện cho công ty này thực hiện hồ sơ di dời đúng tiến độ.
"Kẻ khóc người cười", nếu như người dân Điện Nam Đông có phần vui mừng hơn khi hay tin nay mai nhà máy thép này sẽ bị di dời thì theo ghi nhận thực tế của PV, nhiều người dân huyện Nam Giang, nơi dự kiến đặt nhà máy thép không đồng tình với chủ trương này. Theo dòng suy tư ấy, nhà máy thép Việt Pháp lâu nay trong cái nhìn của người dân Điện Nam Đông chẳng khác nào "lò xả thải". Và rồi nó được di dời lên nơi khác chẳng khác nào chuyện "đá bóng lò xả" ấy. Ai dám chắc nay mai, nhà máy này không gây ô nhiễm ở huyện Nam Giang. Một số ý kiến khác cũng kiến nghị thay vì "đá bóng", nhà chức trách nên yêu cầu công ty này cải tiến công nghệ hơn để không gây ồ ào, ô nhiễm.
Trước đó, cuối năm 2016, Quảng Nam lần đầu đưa chủ trương di dời nhà máy thép này ra bàn bạc. Việc làm này vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận. Đa phần, cho rằng việc đưa nhà máy lên miền núi sẽ tạo được công ăn việc làm, góp phần thúc đẩy phát triển chung của địa phương. Tuy nhiên, điều khiến nhiều người quan ngại là có hay không những hệ lụy xấu sẽ xảy ra khi một nhà máy có "tiền sử" bị tố ô nhiễm lại được đưa lên vùng thượng nguồn.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin sự việc!
Nhâm Thân
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy