Đại biểu bấm nút thông qua nghị quyết.
Trước đó, Chính phủ đề nghị được khoanh và không hồi tố với các khoản nợ phát sinh trước ngày 1/7/2020 và xoá số nợ thuế gần 16.400 tỷ đồng tiền phạt chậm nộp, chậm nộp.
Thảo luận trước đó nhiều ý kiến đại biểu băn khoăn việc ban hành Nghị quyết xoá nợ thuế "không giải quyết vấn đề chống thất thu, dễ phát sinh phức tạp trong quản lý thuế". Giải trình vấn đề này, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết, Nghị quyết này chỉ khoanh tiền nợ thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp, chưa xử lý tiền nợ thuế gốc. Khoản nợ gốc sẽ được cơ quan quản lý thuế tiếp tục theo dõi, xử lý theo quy định.
"Điều kiện tiên quyết để được xoá nợ là người nộp thuế đã chết, mất tích hoặc không còn khả năng nộp ngân sách", ông Hải nhấn mạnh.
Vì thế, Nghị quyết quy định, nếu cá nhân vẫn còn tài sản thì phải sử dụng tài sản đó để nộp thuế và sẽ truy thu thuế nếu có người thừa kế tài sản.
Trường hợp đã xóa nợ mà phát hiện người nộp thuế vẫn hoạt động sản xuất, kinh doanh ở địa phương khác hoặc có vốn góp vào doanh nghiệp mới... thì phải thu hồi số đã được xóa. Quy định này nhằm tránh trục lợi chính sách và tạo tiền lệ cho các đối tượng nợ thuế lợi dụng.
Nhà nước sẽ không truy thu số tiền đã xoá nợ nếu người nợ thuế bị hoả hoạn, thiên tai, tai nạn bất ngờ...
Về thẩm quyền, nghị quyết quy định Thủ tướng Chính phủ quyết định xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp từ 15 tỷ đồng trở lên.
Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp từ 10 tỷ đồng đến dưới 15 tỷ đồng.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp từ 5 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp dưới 5 tỷ đồng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với cá nhân, cá nhân kinh doanh, hộ gia đình, hộ kinh doanh.
Tại tờ trình, Chính phủ cho biết việc xử lý nợ nếu thực hiện theo các hướng trên sẽ làm giảm nghĩa vụ nộp cho nhà nước 16.357 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đây là các khoản nợ không có khả năng thu hồi, của người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, các doanh nghiệp đã không còn hoạt động sản xuất, kinh doanh, đã giải thể, phá sản, đã thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, vì vậy cũng không thể thu cho ngân sách nhà nước.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/ 2020 và được tổ chức thực hiện trong thời hạn 3 năm kể từ ngày có hiệu lực thi hành.
Khánh Linh (t/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy