Toàn cảnh một phiên họp của Quốc hội Đức ở Berlin. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, với quyết định trên, việc "phanh nợ" sẽ lần đầu tiên được tuân thủ kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Dự kiến, Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Đức cũng "bật đèn xanh" cho kế hoạch ngân sách này trong ngày 2/2. Mặc dù vậy, ngân sách liên bang năm 2024 đã đặt ra cho "Liên minh đèn giao thông" những thách thức nhất định. Theo đó, chính phủ phải chấp nhận chính sách “thắt lưng buộc bụng”, trong đó có việc bãi bỏ dần các ưu đãi về thuế đối với dầu diesel dành cho nông nghiệp...
Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner khẳng định liên minh đang thực hiện tham vọng, với khoản đầu tư kỷ lục 70,5 tỷ euro vào các lĩnh vực đường sắt, đường bộ và Internet. Riêng các mức thuế dành cho người dân đang giảm.
Nợ công của Đức đã tăng 4 năm liên tiếp, bắt đầu khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Từ đó đến nay, Chính phủ Đức đã tạm ngừng thực hiện “phanh nợ" - giới hạn được quy định trong Hiến pháp nhằm kiềm chế mức tăng nợ công.
Việc Chính phủ Đức cắt giảm ngân sách chi tiêu sẽ khiến người tiêu dùng nước này đối mặt với gánh nặng chi phí năng lượng cao hơn. Kế hoạch loại bỏ trợ cấp cho năng lượng tái tạo và nông nghiệp đã dẫn đến các cuộc biểu tình ở Berlin trong nhiều tháng qua.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy