Đại biểu Trương Anh Tuấn (Nam Định) góp ý dự thảo Luật Quốc phòng (sửa đổi). Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã thảo luận dự án Luật Quốc phòng (sửa đổi). Sau kỳ họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo cơ quan thẩm tra chủ trì phối hợp với Ban soạn thảo và các cơ quan hữu quan tiếp thu, giải trình việc chỉnh lý dự thảo Luật, đồng thời gửi xin ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội.
Đa số ý kiến cơ bản tán thành với dự thảo Báo cáo và dự thảo Luật đã được chỉnh lý, đồng thời có những ý kiến đóng góp cụ thể.
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Quốc phòng (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày đã làm rõ những nội dung còn có ý kiến khác nhau; những nội dung được tiếp thu, chỉnh lý liên quan đến phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc hoạt động quốc phòng; chính sách của Nhà nước về quốc phòng; quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng; công nghiệp quốc phòng; kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng; công tác quốc phòng ở các bộ, ngành Trung ương và địa phương; Công an nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng; tuyên bố, công bố, bãi bỏ tình trạng chiến tranh;...
Thảo luận tại hội trường, đa số ý kiến phát biểu bày tỏ đồng tình về sự cần thiết xây dựng và ban hành luật; cho rằng dự án Luật đã cơ bản kế thừa Luật Quốc phòng hiện hành, đồng thời đã bổ sung, chỉnh lý một số nội dung để thống nhất, dễ áp dụng và bảo đảm tính khả thi, có sự sắp xếp lại một số khoản cho phù hợp; nội dung luật đảm tính logic, chặt chẽ và thống nhất.
“Dự án luật bảo đảm chất lượng, đủ điều kiện để Quốc hội thông qua”, đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Tiền Giang) nhận định và đề nghị dự luật cần quy định rõ hơn về phạm vi, nội dung kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng.
Khẳng định dự Luật đã được chỉnh lý, xây dựng có bố cục hợp lý, có tính hệ thống, tạo cơ sở pháp lý xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, tuy nhiên, đại biểu Lê Thị Nguyệt (Vĩnh Phúc) cho rằng đây là một luật khung, vì vậy Ban soạn thảo cần làm rõ hơn những vấn đề mang tính nguyên tắc trong bảo đảm quốc phòng, nhất là những vấn đề liên quan đến nghĩa vụ công dân, nội dung về bình đẳng giới trong trong bảo đảm quốc phòng, việc xây dựng khu vực phòng thủ; các chính sách hậu phương quân đội;...
Về công tác quốc phòng ở các bộ, ngành Trung ương và địa phương (Điều 17), một số ý kiến đề nghị cân nhắc quy định ban chỉ huy quân sự bộ, ngành Trung ương tại dự thảo Luật để tránh chồng chéo với Luật Dân quân tự vệ và không làm tăng biên chế.
Về vấn đề thiết quân luật và giới nghiêm (Điều 22, Điều 23), đại biểu Trương Anh Tuấn (Nam Định), Trần Văn Mão (Nghệ An) cho rằng đây là các biện pháp liên quan đến việc hạn chế quyền con người, quyền công dân khi thực hiện lệnh thiết quân luật và giới nghiêm, vì vậy cần được xem xét thận trọng, đúng với những quy định trong Hiến pháp và cũng chỉ áp dụng khi thực sự cần thiết.
Trong khi đó đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) đề nghị dự thảo Luật cần xem xét, làm rõ nội hàm của khái niện “Chiến tranh thông tin” được quy định tại Khoản 8, Điều 3, đồng thời, làm rõ những quy định về vấn đề xét xử, xử lý tội phạm trong thời gian thiết quân luật.
Theo Chính Phủ
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy