Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 9, chiều 23/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết về thời giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động. Một trong những nội dung nhận được nhiều ý kiến là về thời giờ làm thêm trong 1 tháng. Trình bày báo cáo giải trình tiêp thu, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thuý Anh cho biết có 2 loại ý kiến về nội dung này.
Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, việc nâng trần thời gian làm thêm giờ lên mức không quá 72 giờ là quá cao mà chưa cơ quan soạn thảo chưa đưa ra căn cứ thuyết phục, đề nghị chỉ nên nâng trần không quá 40 giờ lên không quá không quá 60 giờ.
Đây cũng là ý kiến được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam lựa chọn để thực hiện mục tiêu bảo đảm sức khỏe, tái tạo sức lao động, an toàn lao động của người lao động.
Bà Nguyễn Thuý Anh- Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội
Loại ý kiến thứ hai đồng tình nâng trần thời gian làm thêm giờ trong 1 tháng từ không quá 40 giờ lên không quá 72 giờ như Tờ trình của Chính phủ và cho rằng, đây là mức hợp lý trong bối cảnh hiện nay. Đây cũng là ý kiến của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
“Do còn hai loại ý kiến khác nhau, theo sự chỉ đạo của Lãnh đạo Quốc hội, Thường trực Ủy ban Xã hội đã xin ý kiến thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội về hai phương án này. Kết quả: 13/18 đồng chí tán thành phương án 1; 5/18 đồng chí tán thành phương án 2” – bà Nguyễn Thuý Anh cho biết và dự thảo điều chỉnh theo ý kiến đa số.
"Chốt" nâng lên không quá 60 giờ
Báo cáo thêm tại phiên làm việc, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung một lần nữa nhấn mạnh rằng việc đề xuất nâng giờ làm thêm căn cứ nhu cầu của người lao động và doanh nghiệp. Hơn nữa, thực tế do sức ép đơn hàng nên doanh nghiệp vẫn “ngấm ngầm” thoả thuận trực tiếp với người lao động để tiến hành làm thêm, dẫn đến quyền lợi của người lao động không được bảo đảm.
Bày tỏ đồng tình với ý kiến của cơ quan thẩm tra là Ủy ban Xã hội về hầu hết các nội dung, tuy nhiên, về thời giờ làm thêm, ông Đào Ngọc Dung thiết tha đề nghị cho giữ phương án nâng “trần” 72 giờ vì xuất phát từ thực tế khách quan, nếu chỉ nâng lên không quá 60 giờ thì “người lao động và doanh nghiệp mặt này mặt kia đồng tình nhưng đón nhận không có tâm tư hào hứng”.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ
Nêu ý kiến, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết trong suốt quá trình chuẩn bị, thảo luận về nội dung này, cá nhân ông chưa nhận được đề xuất, lý luận thuyết phục nào của hiệp hội, doanh nghiệp về việc tăng thời giờ làm thêm lên không quá 72 giờ.
“Các đồng chí nói đã khảo sát, vậy thì bao nhiêu doanh nghiệp có đơn hàng làm không kịp, tổng số lượng đơn hàng thu hút được ra sao? Sức khoẻ hậu Covid-19 là vấn đề lớn đặt ra. Nhiều trường hợp không đơn giản để duy trì trạng thái tâm lý, sức khoẻ bình thường sau khi mắc bệnh. Giữa lợi trước mắt và lợi lâu dài thì người lao động chọn cái nào?” – Chủ tịch Quốc hội đề cập, đồng thời lưu ý vấn đề này thuộc thẩm quyền của Quốc hội và Quốc hội uỷ quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong trường hợp cấp bách theo Nghị quyết 30 nên phải hết sức cân nhắc khi xem xét, đánh giá đầy đủ, thuyết phục trước khi quyết sách.
Sau khi thảo luận, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết với 100% thành viên tán thành.
Theo đó, trường hợp người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì được sử dụng người lao động làm thêm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ trong 1 năm.
Có 5 trường hợp không được áp dụng tăng giờ làm thêm, gồm: Người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi; Người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Ngoài ra, không áp dụng quy định này đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 107 của Bộ luật Lao động.
Về số giờ làm thêm trong 1 tháng, Nghị quyết nêu rõ nếu khi người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì làm thêm trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ trong 1 tháng.
Nghị quyết có hiệu lực bắt đầu từ 1/4/2022; quy định về thời giờ làm thêm trong 1 năm có hiệu lực từ ngày 1/01/2022. Thời điểm hết hiệu lực sẽ theo Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/ 2021 của Quốc hội./.
Tác giả: Ngọc Thành
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy