Trong phiên giao dịch sáng 28/12, cổ phiếu Exibank tiếp tục tăng gần 1.000 đồng/cp lên 34.200 đồng/cp với giao dịch ở mức khá cao. Trong 3 phiên trước đó, cổ phiếu này ghi nhận mức tăng trần với dư mua hàng trăm nghìn đơn vị.
Với mức giá hiện nay, cổ phiếu EIB đã vượt qua mức cao lịch sử 33.400 đồng/cp được xác lập vào ngày 4/6.
Cổ phiếu Eximbank tăng mạnh trong bối cảnh ngân hàng này chuẩn bị bầu nhân sự HĐQT và giới đầu tư kỳ vọng trong cuộc họp lần này có thể giải quyết được những mâu thuẫn giữa các nhóm cổ đông sau gần 10 năm bất ổn.
Trước đó, Eximbank cũng đã có một đợt tăng mạnh hồi tháng 11 với tin đồn DOJI sẽ mua lại 15% vốn Eximbank từ cổ đông ngoại SMBC. DOJI sau đó đã lên tiếng đã bác bỏ thông tin này. Tuy nhiên, khả năng giải quyết mâu thuẫn giữa các nhóm cổ đông có thể thành công trong lần này.
Định chế tài chính đến từ Nhật Bản SMBC gần đây phát đi tín hiệu khá rõ ràng về khả năng sẽ rời Eximbank và không muốn tham gia vào cuộc chiến quyền lực tại ngân hàng này. SMBC đã không cử người tham dự đại hội thường niên 2021 của nhà băng này sau động thái rút thành viên đại diện vốn góp trong Hội đồng quản trị vào cuối năm 2019. Số cổ phần 15% của SMBC được chuyển nhượng sang một bên nào đó.
Mâu thuẫn giữa các nhóm cổ đông tại Eximbank kéo dài gần một thập kỷ qua nhưng lên cao trào vào 3 năm qua khi mà các lần ĐHĐCĐ đều không thể tổ chức do các bên không tìm được tiếng nói chung.
Eximbank đối mặt với khủng hoảng thượng tầng 3 năm nay.
Trước đó, ĐHĐCĐ bất thường năm 2019 cũng kéo dài cho đến năm nay vẫn chưa thể tổ chức thành công. Đề nghị của 2 nhóm cổ đông chiến lược Sumitomo Mitsui Banking Corporation (nắm giữ 15%) và nhóm Ngô Thị Thúy (hơn 10%) chưa thành hiện thực.
Trong năm 2019, Eximbank cũng có 3 lần hoãn ĐHĐCĐ 2019. Trong 5 năm qua, Eximbank chỉ thành công 1 lần duy nhất là ĐHĐCĐ thường niên năm 2018. Nhưng kết quả của đại hội sau đó cũng nhanh chóng biến thành mây khói.
Eximbank rơi vào tình trạng gần như mất lái trong một thời gian dài khi mà ban lãnh đạo không ổn định, liên tục thay đổi chủ tịch, ghế tổng giám đốc bị bỏ trống…
Do không tổ chức ĐHĐCĐ 3 năm liền nên Eximbank chưa báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018, kế hoạch năm 2019, 2020 và một số nội dung khác. Giờ đây, kết quả 2019 cũng như kế hoạch 2020 và 2021 cũng chưa thể được đại hội thông qua.
Trong phiên vừa qua, nhóm cổ phiếu ngân hàng nói riêng và nhiều cổ phiếu khác nóng trở lại nhờ một con sóng mới. Giới đầu tư đón sóng chốt NAV 2021 của các quỹ đầu tư. Giới đầu tư cho rằng chỉ còn ít ngày nữa là kết thúc năm tài chính 2021 nên việc chốt NAV đẹp sẽ phần nào thúc đẩy thị trường.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng trong khi đó được hưởng lợi từ thông tin Ngân hàng Nhà nước xem xét nới room tín dụng dài hạn cho các TCTD. NHNN nới room tín dụng cao nhất 22% trong năm 2021 cho nhiều ngân hàng như Techcombank, TPBank, MSB.
Tính tới cuối tháng 10, tăng trưởng tín dụng trên toàn hệ thống đạt 8,7%, cao hơn so với mức tăng trưởng 7,6% cùng kỳ 2020. Nhu cầu tín dụng hiện tại ở mức tích cực và kỳ vọng đạt 13% cho cả năm 2021.
VN-Index vẫn gặp khó trước ngưỡng 1.500 điểm.
Chỉ số chứng khoán VN-Index ngày 28/12
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), áp lực bán ra kéo nhiều cổ phiếu quay đầu giảm trở lại sau khi tăng mạnh với kỳ vọng chốt NAV 2021 trong buổi sáng.
Theo Agriseco, thị trường lùi về kiểm định lại mốc hỗ trợ 1.470 điểm trong sáng hôm qua. Tuy nhiên lực cầu quanh vùng MA20 này đã thắng thế và giúp VN-Index vượt mốc kháng cự 1.480 điểm khi đóng cửa. Mặc dù chỉ số tăng điểm khá ổn, Agriseco Research cho rằng tâm lý nhà đầu tư đang chưa thực sự đồng thuận khi thanh khoản chỉ đạt hơn 22.000 tỷ đồng, giảm 31% so với trung bình tuần trước.
Agriseco cho rằng, VN-Index sẽ tiếp tục tích lũy hướng dần lên mốc 1.500 điểm do các thông tin tích cực của thị trường vẫn đang ở phía trước (kỳ vọng từ gói hỗ trợ kinh tế của Chính Phủ, mùa cao điểm kết quả kinh doanh quý IV sắp công bố...).
Còn theo MBS, thị trường trong nước bước vào tuần cuối cùng của năm tài chính 2021 với sự trở lại của nhóm cổ phiếu bluechip. Nhờ đó, VN-Index đã phá vỡ xu hướng đi ngang kéo dài 8 phiên theo hướng đi lên phiên thứ 2 liên tiếp bất chấp thanh khoản giảm do yếu tố mùa vụ. Độ rộng thị trường khá tích cực nhờ nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ lập các mức cao mới. Thanh khoản khớp lệnh sàn HoSE còn 20.430 tỷ đồng, đây cũng là mức thấp nhất kể từ phiên 10/12.
Phiên tăng thứ 2 liên tiếp đã giúp VN-Index vượt qua vùng tích lũy kéo dài 8 phiên và có nhiều cơ hội để hướng tới vùng đỉnh cũ 1.500 điểm. Thanh khoản thị trường giảm không đáng ngại do ảnh hưởng từ yếu tố mùa vụ. MBS cho rằng thanh khoản thị trường tuần này có thể giảm nhẹ so với tuần trước tuy nhiên VN-Index vẫn có cơ hội để hồi phục về mức đỉnh cũ.
MBS kỳ vọng sẽ có hiệu ứng chốt NAV và thông tin về kết quả kinh doanh quý IV đến sớm. VN-Index vẫn có cơ hội để test đỉnh cũ 1.510 điểm, thậm chí có thể vượt đỉnh khi các nhóm cổ phiếu đang có nhiều thông tin hỗ trợ như chứng khoán, dầu khí, bất động sản… tạo được sự đồng thuận cùng nhóm cổ phiếu ngân hàng, do vậy các nhịp điều chỉnh trong phiên vẫn là cơ hội để cơ cấu danh mục hoặc tích lũy thêm cổ phiếu mới.
Chốt phiên chiều 27/12, chỉ số VN-Index tăng 11,85 điểm lên 1.488,88 điểm. HNX-Index tăng 3,8 điểm lên 449,41 điểm. Upcom-Index tăng 0,17 điểm lên 110,373 điểm. Thanh khoản đạt 26,1 nghìn tỷ đồng trên cả 3 sàn.
Tác giả: V. Hà
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy