Tình trạng hoạt động kinh doanh của TMT có dấu hiệu đi xuống không chỉ từ đầu năm 2018, mà đã diễn ra những năm trước đó.
Ảnh Internet
Mua 15.000 đồng/cổ phiếu, bán 6.000 đồng/cổ phiếu
4 triệu cổ phần TMT, tương ứng 10,85% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của Công ty Chứng khoán ASEAN tại TMT đã được bán hết ra thị trường vào ngày 3/8/2018.
Theo đó, Chứng khoán ASEAN không còn là cổ đông lớn tại TMT nữa, với số tiền thu được từ giao dịch bán này là 24 tỷ đồng (tính theo thị giá TMT là 6.000 đồng/cổ phiếu).
Khoản đầu tư này được Chứng khoán ASEAN mua từ đầu năm 2017. Công ty này đã mua 4 triệu cổ phiếu TMT từ Tổng công ty Công nghiệp Ô tô Việt Nam (Vinamotor), để chính thức sở hữu 10,85%, trở thành cổ đông lớn của TMT.
Giá thỏa thuận 15.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng Chứng khoán ASEAN đã chi khoảng 60 tỷ đồng để nhận chuyển nhượng TMT từ Vinamotor.
Sau một năm rưỡi, tính ra, Chứng khoán ASEAN chịu lỗ khoảng 36 tỷ đồng, mất 60% giá trị khoản đầu tư vào TMT. Động thái này diễn ra khi kết quả hoạt động của TMT không mấy sáng sủa.
Tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2018 chỉ bằng 50% so với cùng kỳ và ghi nhận lỗ lũy kế gần 10 tỷ đồng.
Cả quý II năm nay, Công ty chỉ ghi nhận 196 tỷ đồng doanh thu, mức thấp nhất kể từ năm 2013 trở lại đây. Quý II/2018, TMT lỗ 11 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 15 tỷ đồng.
Theo TMT, nguyên nhân kinh doanh không hiệu quả trong quý II và 6 tháng đầu năm 2018 do thị trường xe ô tô thương mại trầm lắng, tâm lý người tiêu dùng chờ đợi giảm giá trong khi trên thực tế, giá xe ô tô lại có xu hướng tăng.
Cùng với đó, chi phí tài chính gia tăng mạnh do lượng hàng nhập khẩu từ năm 2017 chưa tiêu thụ hết, tồn kho cao. Công ty đã tăng cường sử dụng đòn bẩy kích cầu bán hàng, làm tăng chi phí bán hàng.
Các công ty con trong các lĩnh vực kinh doanh vận tải, dịch vụ vận tải, cho thuê kho bãi… cũng đạt tỷ suất lợi nhuận thấp trong 6 tháng vừa qua.
TMT có gì để kỳ vọng?
Cuối quý II/2018, tổng tài sản TMT ghi nhận là 2.172 tỷ đồng, trong đó 80,5% là nợ phải trả, vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 19,5%. Trong cơ cấu nợ, nợ vay tài chính 1.383 tỷ đồng, chiếm đến 79,2% tổng nợ và bằng 327% vốn chủ sở hữu.
Dù tỷ trọng này có giảm so với cuối năm 2017 (là 281,5% vốn chủ sở hữu), nhưng đây vẫn là tỷ lệ nợ rất cao và rủi ro hơn cả là hơn 92% là nợ vay ngắn hạn. Thực tế này cho thấy, Công ty thường trực đối diện với áp lực trả nợ vay.
Trong khi đó, tiền mặt của Công ty tại thời điểm kết thúc quý II chỉ vỏn vẹn 19,5 tỷ đồng, khoản phải thu lên tới 352 tỷ đồng và hàng tồn kho dù giảm tỷ trọng nhưng cũng luôn duy trì ở tỷ lệ cao trong tổng tài sản qua các năm.
Dấu hiệu xuống dốc của TMT bắt đầu từ năm 2016 sau khi đạt đỉnh cao vào năm 2015 với doanh thu kỷ lục gần 3.400 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 187 tỷ đồng, gấp 3 lần so với năm 2014 và gấp đến 41 lần so với năm 2013.
Yếu tố thúc đẩy tăng trưởng của TMT trong năm 2015 là quy định siết trọng tải, nhưng sang năm 2016, thị trường ô tô tải đi vào trạng thái bão hòa, cộng thêm tác động chính sách thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt đã khiến xe nhập khẩu không còn hấp dẫn như trước.
Năm 2016, TMT đạt 2.528 tỷ đồng doanh thu và 47,59 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt giảm 25% và 75% so với năm 2015.
Theo phân tích của một số chuyên gia tài chính, một trong những mấu chốt khiến hoạt động của TMT suy yếu, ngoài yếu tố thị trường chung, còn do chiến lược sử dụng đòn bẩy (chủ yếu là ngắn hạn) để gia tăng tồn kho của Công ty nhằm tránh rủi ro tỷ giá.
Nhưng Công ty đã nhận lại phản ứng ngược, khi không bán được hàng và chi phí tài chính liên tục tăng. Chi phí lãi vay từ hơn 7 tỷ đồng năm 2014 tăng vọt lên hơn 38 tỷ đồng trong năm 2015 và đến năm 2017, con số này là hơn 123,5 tỷ đồng.
Với kết quả kinh doanh như trên, TMT rơi từ mức đỉnh hơn 64.000 đồng/cổ phiếu trong năm 2015 về dưới 2x và đến nay, chỉ còn quanh giá “trà đá” (6.000 đồng/cổ phiếu).
Theo giới đầu tư, “cửa sáng” của TMT vẫn hẹp, khi tình hình kinh doanh chưa có dấu hiệu khởi sắc, hàng tồn kho cao và dù giảm nợ vay so với cuối năm 2017, nhưng vẫn đang ở mức cảnh báo.
Công ty có 3 cổ đông lớn là các cá nhân họ Bùi, trong đó Chủ tịch Bùi Văn Hữu nắm 33,37% vốn; ông Bùi Quốc Công nắm 10,53% vốn và ông Bùi Văn Kiên nắm 6,73% vốn.
Một cá nhân trở thành cổ đông lớn của TMT vào ngày 3/8/2018 là bà Lê Thị Ngà nắm 10,85% vốn. Với thực trạng kinh doanh như trên, phải làm gì để Công ty ngừng suy giảm? Bài toán hóc búa này đặt lên vai các lãnh đạo TMT.
Theo ĐTCK
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy