Sau khi có thông tin các hãng hàng không thông báo sẽ bay nội địa trở lại từ ngày 16/4, Cục Hàng không đã gửi công văn khẩn yêu cầu các hãng hàng không chỉ được phép mở bán các chuyến bay khi được Cục hàng không cấp phép bay.
Cục hàng không yêu cầu các hãng hàng không gửi đề nghị cấp phép bay cho giai đoạn từ 16/4 - 30/4/2020 ngay trong ngày 14/4 để cơ quan này tổng hợp, xem xét.
Theo tổng hợp của PV, các hãng hàng không cũng đã mở bán vé trên website và các đại lý.
Cục Hàng không chưa cho phép các hãng bay nội địa trở lại từ này 16/4
Trước diễn biến vẫn còn phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 mới đây đã thống nhất sau khi Chỉ thị 16 hết hiệu lực sẽ đề xuất Thủ tướng ban hành chỉ thị mới, trong đó quán triệt tiếp tục thực hiện nghiêm các giải pháp phòng, chống dịch từ ban đầu, đặc biệt là đeo khẩu trang, giữ khoảng cách khi tiếp xúc, củng cố các quy định về truy vết ca bệnh.
Tại cuộc họp giao ban trực tuyến ngày 13/4, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Ban chỉ đạo đã tổ chức lấy ý kiến các địa phương về việc thực hiện Chỉ thị 16. Kết quả, có 32 địa phương trả lời, trong đó 2 địa phương đề nghị kéo giãn thời gian giãn cách xã hội thêm 1 tuần, sau ngày 15/4. 8 địa phương, trong đó có TPHCM đề nghị kéo giãn đến hết tháng 4 và có 2 địa phương đề nghị kéo giãn đến hết tháng 5. Các địa phương còn lại đề nghị giãn cách xã hội đến hết ngày 15/4.
Trước đó, thực hiện chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền, các hãng hàng không như Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways đều đã phải dừng các chặng bay quốc tế và cắt giảm phần lớn số đường bay nội địa để phòng ngừa dịch bệnh Covid-19 lây lan. Theo đó, 4 hãng bay trong nước chỉ còn khai thác 3 đường bay Hà Nội - TP.HCM và ngược lại, Hà Nội - Đà Nẵng và ngược lại, TP.HCM - Đà Nẵng và ngược lại.
Đường bay Hà Nội - TP.HCM chỉ bay 2 chuyến mỗi ngày phân bổ cho 2 hãng khác nhau, luân phiên giữa 4 hãng Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific và Bamboo Airways. Hai đường bay còn lại với Đà Nẵng chỉ bay 1 chuyến/ngày.
Điều này khiến khoảng 90% đội tàu bay của Việt Nam đang phải nằm sân đỗ dài hạn. Theo số liệu của flightradar24 tại ngày 31/3/2020, có gần 200 máy bay nằm đỗ lâu hơn một ngày tập trung tại các sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài và Đà Nẵng.
Mới đây, Cục Hàng không Việt Nam vừa tiếp tục đề xuất Bộ Giao thông vận tải báo cáo Chính phủ sớm ban hành chính sách cấp bách để hỗ trợ khẩn cấp các doanh nghiệp ngành hàng không trong mùa dịch Covid-19.
Từ đầu tháng 4 đến nay, lượng hành khách vận chuyển hàng không chỉ bằng 1-2% so với thời điểm trước khi có dịch. Hầu hết, đội tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam đang phải đậu lại tại các cảng hàng không, không được đưa vào khai thác. Ngành hàng không rơi vào trạng thái "ngủ đông" gây ảnh hưởng nặng nề đến doanh thu của các hãng bay.
Được biết, tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (Vietnam Airlines) là một trong những doanh nghiệp có vốn nhà nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19. Trong 3 tháng đầu năm 2020, doanh thu hợp nhất của Vietnam Airlines ước đạt 19.212 tỷ đồng, giảm 6.712 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019, lỗ 2.383 tỷ đồng.
Thu Trang
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy