Tin liên quan
Vậy là Thiệu (tổng thống), Trần Thiện Khiêm (thủ tướng), Cao Văn Viên (tổng tham mưu trưởng), ba viên tướng được Mỹ đỡ đầu nắm quyền lực chính trị và quân sự ngót 9 năm dài ở Sài Gòn đã nhanh chân chạy ra nước ngoài trước ngày 29/4/1975.
Máy bay Mỹ đưa các viên chức Mỹ và Việt Nam rời khỏi Sài gòn ngày 29.4.1975 - Ảnh: Tư liệu
Lúc đó pháo tầm xa vẫn trút đạn. Bồn xăng dành tiếp liệu cho máy bay phản lực trúng đạn nổ rầm trời và cuộn lửa lên cao. Nhiều chỗ trú ẩn bị đạn phá tung khiến một số binh lính bất chấp nghiêm lệnh chạy ào qua phi đạo, cố di chuyển về nơi an toàn hơn. Những sĩ quan cấp cao trong Bộ Tư lệnh Không quân lại đang chú tâm vào việc đến Văn phòng của DAO để xin di tản.
Ở đó, vào gần trưa 29/4, Nguyễn Cao Kỳ trên đường bay ra biển đã cho trực thăng đáp xuống dãy nhà nằm sâu bên trong Bộ tổng tham mưu và thuật lại:
Như Kỳ đoán, trước 11 giờ trưa hôm đó, Tổng thống Ford hạ lệnh tiến hành cuộc hành quân “Operation Frequent Wind”.
Chen chân đến Tòa đại sứ Mỹ vào xế chiều 29/4 có cả cựu thiếu tướng người Úc: Ted Sarong - từng làm cố vấn quân sự riêng cho Thiệu, cựu Đô trưởng Sài Gòn Đỗ Kiến Nhiễu, nhân viên ngoại giao người Nhật Bản, Nam Hàn... Họ cố tìm cách lọt vào bên trong để lên sân thượng.
Tới lần thứ nhất, khách sạn đóng chặt cửa mà người chờ đợi để đi quá đông nên Trần Văn Đôn đành quay lại nhà Polgar. Lần thứ hai, cô thư ký Polgar là Hà Hiếu Lang, em đại tá Điệp nào đó xuất hiện nói nhỏ với ông hãy đến góc đường Hai Bà Trưng đợi. Rồi tất cả gồm con cháu, ông Đôn và đại tá Khấu, sĩ quan tùy viên của ông và ông lên xe chạy đến tòa nhà cao tầng của CIA nằm trên đường Lý Tự Trọng bây giờ. Họ được trực thăng bốc khỏi sân thượng lúc 7 giờ 30 tối 29/4.
Trung tướng Lê Văn Kim và một nhóm người thân gồm 120 người đến phi trường Tân Sơn Nhất nhưng không đi được vì đường băng bị pháo kích. Xuống chiến hạm Hancock có các “tẩu tướng” Ngô Dzu, Đặng Văn Quang cùng 2.000 người khác sang căn cứ Subic Bay của Mỹ ở Phi Luật Tân...
Ngô Quang Trưởng làm việc cho Liên đoàn đường sắt Mỹ.
Vương Văn Bắc qua Pháp.
Đỗ Mậu viết hồi ký "Việt Nam máu lửa quê hương tôi" xuất bản tại Mỹ với đoạn cuối nguyện buông bỏ hết thảy sân hận quá khứ và trích câu: “Thân như điện ảnh hữu hoàn vô” (đời người như chớp lòe trên không, có đó rồi không đó) của thiền sư Vạn Hạnh.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy