Tin liên quan
Lễ diễn ra lúc 19h30, với các chi tiết khác thường. Hồi ký Nguyễn Cao Kỳ viết: "Sau ngày Hương trở thành tổng thống là một tuần lễ kinh hoàng hốn loạn... Lúc này mắt ông ta đã kém tới nỗi gần như không thấy chữ nữa...Hương là một con số không...".
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu (trái) và Phó tổng thống Trần Văn Hương - Ảnh: Tư liệu
Mất Xuân Lộc, đại tướng Weyand, Tham mưu trưởng quân lực Mỹ, Nguyên Tổng tư lệnh quân Mỹ ở Việt Nam lắc đầu thất vọng: "Thế là hết!".
Ông cùng nhóm Von Marbord và các chuyên gia hàng đầu của CIA như Shackley, Carver đánh giá tại chỗ và xem xét khả năng giúp đỡ của Mỹ vào “giờ chót” cho chế độ Thiệu.
Trong một giác thư, Weyand viết:
Giác thư của Weyand (kèm theo bảng phân tích chi tiết) gửi Ford nói đến việc “rút lui an toàn”.
Đề nghị dùng không lực Mỹ của Weyand bị Kissinger phản bác. Ông ta càng thất vọng hơn khi tuyến phòng thủ từ xa của Sài Gòn là Phan Thiết mất. Nay “cánh cửa thép” Xuân Lộc bị phá vỡ.
Trong lúc đó, tình hình chính trị chẳng sáng sủa gì. Cái “ủy ban cứu nguy” của Nguyễn Cao Kỳ mà cách vài ngày trước đại sứ Martin còn hứa hẹn “lơ lửng” là sẽ dùng đến, nay đứng dạt ra một bên nghe Thiệu từ chức.
Trước giờ tuyên bố từ chức, Thiệu triệu tập Nguyễn Bá Cẩn (Thủ tướng), Cao Văn Viên (Tổng tham mưu trưởng), Nguyễn Khắc Bình (Tổng giám đốc công an), Nguyễn Văn Toàn (Tư lệnh Quân đoàn III), Nguyễn Văn Minh (Tư lệnh biệt khu thủ đô). Đặng Văn Quang (phụ tá quân sự, tình báo)... đến dinh Độc Lập.
Đôn thanh minh trong hồi ký: “Ai cũng nghi là tôi (muốn đảo chính Thiệu), sự thực không phải vậy”. Thiệu bảo ông ta từ chức “để làm vừa lòng quân đội”. Lý do thứ hai ông ta ra đi “để Mỹ viện trợ lại cho miền Nam” (!). Nghe vậy, Nguyễn Cao Kỳ lấy làm “xấu hổ” vì những lời lẽ không hay ho gì của Thiệu, còn Nguyễn Chánh Thi thì vạch trần Thiệu từ chức vì thua trận, muốn chạy thoát thân ra nước ngoài.
Mở đầu, Thiệu cà kê về diễn biến từ Hiệp định Paris 1973 đến các sự kiện chính trị, quân sự dẫn tới trận Ban Mê Thuột rồi mất miền Trung... Tựu trung đổ lỗi cho Mỹ “chơi xấu” không giữ lời hứa. Xong, Thiệu thông báo quyết định từ chức. Ngưng một chút, Thiệu tiếp: “Người thay thế tôi là Phó tổng thống Trần Văn Hương”.
Lời tuyên bố đầu tiên của ông Hương khi rõ khi tắt, thì thào trong miệng nghe rất thiểu não, nội dung động viên “quân nhân giữ vững tay súng”. Nhưng xem ra chung quanh ai nấy đều rã rời. Ngay Tổng trưởng Quốc phòng cũng tỏ ý quan ngại: “Lúc đó ôngTrần Văn Hương đã 71 tuổi...
Nguyễn Cao Kỳ gọi: “Ôi, ông già Hương chân tình, người đã tặng tôi 200.000 đồng làm quà cưới vợ. Lúc này mắt ông ta đã kém tới nỗi gần như không thấy chữ nữa. Sau ngày Hương trở thành tổng thống... tiếp theo là một tuần lễ kinh hoàng và hỗn loạn. Hương là một con số không. Người ta chẳng làm được gì để ngăn chận cuộc tấn công của đối phương. Đến ngày 26/4, đối phương đã cắt đứt đường liên lạc giữa Sài Gòn với nguồn cung cấp thực phẩm chính và với Vũng Tàu, hải cảng duy nhất còn lại. Họ cũng đã hai lần thả bom xuống Sài Gòn như muốn cho chúng tôi nếm trước những gì sẽ xảy ra nếu chúng tôi không đầu hàng”.
Mai Nguyễn (Một thế giới)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy