Tin liên quan
Tiến về Sài Gòn
Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước được biết đến người đã viết lịch sử cách mạng bằng những ca khúc của mình. Cuộc đời và tác phẩm của ông luôn gắn bó với quá trình đấu tranh giành độc lập, tự do của nhân dân ta. Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước có nhiều cống hiến cho nền âm nhạc mới của Việt Nam, trong đó có công là một trong những người sáng tác nhạc đầu tiên đã sử dụng thể loại hành khúc, một thể loại vốn không có trong âm nhạc dân gian, dân tộc cổ truyền VN, mà du nhập từ âm nhạc phương Tây.
Cố nhạc sĩ Lưu Hữu Phước
Tiến về Sài Gòn được xem là một ca khúc “lịch sử” do ông sáng tác vào năm 1966. Khi đó nhạc sỹ Lưu Hữu Phước được trung ương giao nhiệm vụ sáng tác ca khúc chào đón giải phóng Sài Gòn – vào dịp chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân Mậu Thân 1968. Đúng 9 năm sau, Tiến về Sài Gòn lại được vang lên trong một thời khắc lịch sử. Trưa 30/4/1975, vài phút sau lời đầu hàng của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh trên đài phát thanh, tiếng nhạc hào hùng – tình cảm đã vang lên như một thông báo tin thắng lợi đến nhân dân cả nước.
Ca khúc với tiết tấu hùng tráng như lời hiệu triệu, khích lệ băng lên phía trước, quyết chiến thắng thúc giục thế hệ trẻ xông pha lên đường tranh đấu vì Tổ quốc. "Nơi thành đô trong ánh điện quang tiếng nấc nghẹn câu cười. Khu nhà tranh năm cánh ngoại ô rên xiết đêm ngày. Sài Gòn ơi ta đã về đây, ta đã về đây…"
Cũng bằng niềm tin và sự nhạy cảm của một chiến sĩ - nghệ sĩ, trước đó (vào năm 1961) ông đã từng tiên đoán ngày thắng lợi hoàn toàn của quân và dân ta qua bài hát "Giải phóng miền Nam".
Sài Gòn ơi! Vững tin đã bao năm rồi một ngày vui giải phóng
"Tôi viết ca khúc “Đất nước trọn niềm vui” trong đúng một đêm (26/4/1975) tại căn nhà ở Yên Phụ, gần Hồ Tây, Hà Nội. Khi ấy, cảm xúc cao trào, bỗng bật ra giọng hò Đồng Tháp của chị văn công giải phóng năm nào cứ vút cao đưa tâm hồn tôi bay lên, say trong không gian của non sông anh hùng ngày hoàn toàn giải phóng!"- cố nhạc sĩ Hoàng Hà từng chia sẻ về hoàn cảnh sáng tác ca khúc.
Nhiều người lầm tưởng rằng, ca khúc “Đất nước trọn niềm vui” được nhạc sĩ Hoàng Hà viết sau khi đã đến Sài Gòn. "Mãi đến năm 1977, tôi mới tận mắt trông thấy Sài Gòn. Hồi đó, từ giữa tháng 4 năm 1975, không khí Hà Nội quanh tôi rất sôi động.Trong cơ quan Đài tiếng nói Việt Nam, chúng tôi theo dõi tình hình chiến sự từng giờ từng phút, ai cũng náo nức, rạo rực. Đường phố cũng như vậy, tràn ngập một không khí phấn khởi, rộn ràng. Nhiều hôm, sau giờ làm việc tôi không về nhà mà ở lại cơ quan để tiếp cận với tin tức nhanh hơn, đầy đủ hơn. Nhưng nếu chỉ có cảm xúc trong bối cảnh ở Hà Nội, thì chắc bài hát đã có một hình dạng khác. Viết được Đất nước trọn niềm vui cũng là cả một quá trình”.
Cố nhạc sĩ Hoàng Hà
“Đất nước trọn niềm vui” của cố nhạc sĩ Hoàng Hà được phát cùng với ca khúc “Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng” của nhạc sĩ Phạm Tuyên vào sáng ngày 1/ 5/1975 trên sóng phát thanh Đài tiếng nói Việt nam ở thủ đô Hà Nội. Ca khúc “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” được nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác trước khi miền Nam hoàn toàn giải phóng 2 ngày. Bài hát vẻn vẹn chỉ có 60 từ nhưng đã nói lên được tất cả những điều người dân Việt nam mong muốn : Độc lập, tự do, hạnh phúc, thống nhất.
Thu Thủy (TH)
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy