Sáng ngày 26/4, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank, SGB) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2019.
Ảnh FILI
Chi phí dự phòng "bào mòn" 87% lợi nhuận năm 2018
Tại đại hội, Phó Giám đốc Saigonbank Nguyễn Ngọc Lũy - đại diện Ngân hàng báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2018.
“Năm 2018 là năm đầu tiên Ngân hàng thực hiện phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020. Trong năm, Saigonbank tập trung rà soát xử lý nợ xấu, nợ tiềm ẩn; cơ cấu tín dụng tiếp tục theo hướng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và tài trợ cho các dự án hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cùng với các dự án thuộc chương trình kích cầu của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh”, ông Lũy cho biết.
Kết quả năm 2018, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đạt 396 tỷ đồng tăng 12% so với năm 2017, tuy nhiên chi phí dự phòng rủi ro tín dụng là 344 tỷ đồng nên ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế sau khi trích dự phòng rủi ro tín dụng gần 53 tỷ đồng, điều này tương đương chi phí dự phòng đã "bào mòn" 87% lợi nhuận năm 2018.
Tính đến 31/12/2018, tổng tài sản của Saigonbank đạt 20.374 tỷ đồng, giảm nhẹ 4% so với đầu năm và chỉ đạt gần 87% kế hoạch. Vốn điều lệ là 3,080 tỷ đồng. Huy động vốn đạt gần 16.635 tỷ đồng, giảm gần 6% so với đầu năm và cũng chỉ đạt 83% kế hoạch.
Dư nợ cho vay ghi nhận 13.771 tỷ đồng, giảm gần 3% so với đầu năm và đạt 87%. Trong đó nợ xấu chiếm 2,19% tổng dư nợ. Bên cạnh đó, doanh số thanh toán đối ngoại năm 2018 của Ngân hàng đạt hơn 355 triệu USD, tăng 15% so với năm 2017, vượt 15% kế hoạch năm.
Không chia cổ tức để dồn nội lực cho năm 2019...
Đại diện Saigonbank còn cho biết thêm, trong năm 2018, Ngân hàng đã góp vốn gần 126 tỷ đồng vào Ngân hàng TMCP Bản Việt, CTCP Du lịch Khách sạn Sài Gòn Hạ Long, CTCP Thanh toán Quốc Gia Việt Nam, quỹ bảo lãnh tín dụng của doanh nghiệp vừa và nhỏ, CTCP Chứng khoán Saigonbank – Berjaya. Do đó, Ngân hàng ghi nhận lợi nhuận thu được từ hoạt động góp vốn liên doanh gần 2 tỷ đồng.
Ngân hàng sẽ trình cổ đông trích lập các quỹ pháp định bao gồm 5% quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và 10% quỹ dự phòng tài chính. Do vậy, lợi nhuận còn lại chưa phân phối trong năm 2018 là 17,1 tỷ đồng.
Saigonbank cũng sẽ trình phương án không chia cổ tức cho năm 2018. Được biết Ngân hàng không chia cổ tức để dồn nội lực cho năm 2019 và những năm sau.
Còn 356 khoản nợ từ 13 năm nay không thu hồi được
Kết quả năm 2018 trước trích lập dự phòng có tăng là nỗ lực rất lớn từ ngân hàng, chi phí thì được cắt giảm tối đa, tuy nhiên các khoản nợ xấu phải trích lập dự phòng tăng.
Saigonbank trong năm 2018 được NHNN phê duyệt tái cơ cấu để giảm tỷ lệ nợ xấu nhưng hiện nay thị trường rất nhiều cạnh tranh, không đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng khác.
Xử lý nợ xấu không hề đơn giản, Ngân hàng còn 356 khoản nợ từ 13 năm nay không thu hồi được, có nhiều khoản nợ đưa ra xét xử nhưng không thể thể thu được.
Đa số nợ xấu đều có tài sản đảm bảo và ở trong giai đoạn xử lý chứ không mất hết, nếu xử lý được sẽ có thu nhập bất thường.
Tiền lương của HĐQT từ 6 tỷ năm 2018 lên 9 tỷ năm 2019?
Ông Vũ Quang Lãm - Thành viên HĐQT Saigonbank: Đó là thông tin chưa rõ, 9 tỷ đồng trong dự kiến năm 2019 không phải là hoàn toàn là tiền lương.
Như trong kế hoạch cho năm 2018, lương hơn 10 tỷ, nhưng thực tế chỉ chi hơn 6 tỷ đồng trong đó thành viên HĐQT (5 người), ban kiểm soát (3 người) và có cả ban Tổng giám đốc (6 người). Sẽ có những thông tin rõ ràng cho cổ đông.
Lợi nhuận quý 1/2019 giảm đến 40% so cùng kỳ
Mục tiêu lợi nhuận 2019 gấp 3,3 lần năm trước nhưng quý 1 ghi nhận lãi giảm đến 40% so cùng kỳ
Nhận thấy vốn cổ phần thấp hạn chế sự mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh, đồng thời thu nhập phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động tín dụng, và tỷ lệ nợ quá hạn cao làm tăng chi phí trích dự phòng rủi ro, Saigonbank đề ra kế hoạch về vốn và hoạt động kinh doanh cho năm 2019 với các chỉ tiêu cụ thể như tổng tài sản 22.440 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2018, vốn huy động đạt 18.940 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu dưới 3% tổng dư nợ.
Hơn nữa, thanh toán đối ngoại đạt 390 triệu USD, tăng 10% so với thực hiện năm 2018 và lợi nhuận trước thuế 175 tỷ đồng, cao gấp 3.3 lần so với thực hiện năm 2018. Điều này có khả thi khi mà trước Đại hội, Saigonbank công bố kết quả quý 1 giảm 40% so cùng kỳ năm 2018.
Cụ thể, trong quý I/2019, thu nhập từ lãi thuần của Saigonbank tương đương cùng kỳ, đạt gần 160 tỷ đồng, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 13%, nhưng cũng chỉ hơn 10 tỷ đồng.
Đáng chú ý là hoạt động khác chỉ mang về cho Saigonbank gần 7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước đạt gần 35 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí hoạt động của Ngân hàng trong 3 tháng đầu năm tăng 19%, ở mức hơn 112 tỷ đồng.
Kết quả là lãi ròng Saigonbank trong quý đầu năm 2019 đạt hơn 67 tỷ đồng, giảm 40% so với cùng kỳ năm trước.
Trong Đại hội, Saigonbank cũng sẽ trình về phương án đăng ký giao dịch cổ phiếu Saigonbank trên sàn UPCoM vào cuối năm nay. Việc lên sàn UPCoM nhằm thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước là tất cả các tổ chức tín dụng đều phải niêm yết trước năm 2020.
Khánh Linh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy