Theo đó, UBND TPHCM vừa giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với sở ngành kiểm tra việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội; xem xét việc mở tài khoản, mở sổ sách ghi chép số thu, chi tiền công đức.
Mục đích của việc kiểm tra giúp cho các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích tự quản lý tiền công đức, tài trợ theo hướng minh bạch, rõ ràng, tạo niềm tin và đem lại lợi ích chung cho cộng đồng, góp phần phát triển văn hóa, kinh tế - xã hội của thành phố.
UBND TPHCM giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với sở ngành tổng hợp và trình lãnh đạo thành phố ký, báo cáo Bộ Tài chính. Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Nội vụ và Sở Du lịch cung cấp danh sách di tích thuộc đối tượng kiểm tra.
Các sở sẽ kiểm tra di tích quản lý trực tiếp gồm: Bảo tàng Lịch sử TPHCM (bao gồm Đền thờ Hùng Vương), Bảo tàng TPHCM, Bảo tàng Mỹ Thuật, Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TPHCM.
Nhằm tránh thất lạc, lãnh đạo TPHCM yêu cầu thành phố Thủ Đức, các quận, huyện trực thuộc gửi công văn đề nghị báo cáo và tiếp nhận báo cáo của chủ thể quản lý di dịch thông quan UBND xã, phường, thị trấn làm đầu mối tiếp nhận. Việc kiểm tra, tổng hợp báo cáo gửi Sở Tài chính trước ngày 10/3.
Bảo tàng TPHCM - một trong các di tích lịch sử trong danh sách kiểm tra việc quản lý tiền công đức năm 2023. (Ảnh: ST).
Trao đổi với Tiền Phong, đại diện Vụ Hành chính sự nghiệp - Bộ Tài chính cho biết, ngày 31/3 địa phương phải gửi báo cáo, đầu tháng 4/2023, Bộ Tài chính sẽ công bố thông tin. Đoàn liên ngành kiểm tra phối hợp các sở như tài chính, văn hóa thể thao du lịch. Tùy theo từng địa phương có thể giao Sở Tài chính hoặc thanh tra chủ trì việc kiểm tra.
Theo thống kê, cả nước có khoảng 40.000 di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh phân bố trên khắp các vùng miền, đã kiểm kê, lập danh mục theo quy định của Luật Di sản văn hóa.
Trong đó, có 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận, 128 di tích quốc gia đặc biệt, 3.614 di tích quốc gia, hơn 10.000 di tích cấp tỉnh. Bên cạnh đó, cả nước có gần 9.000 lễ hội, gồm lễ hội dân gian truyền thống, lễ hội tôn giáo và lễ hội lịch sử.
Tháng 10/2023, Bộ Tài chính yêu cầu địa phương kiểm tra việc quản lý tiền công đức năm 2023 và báo cáo trước ngày 31/3. Một số địa phương đã yêu cầu đơn vị trực thuộc kiểm tra việc quản lý tiền công đức như tỉnh Ninh Bình, Bình Định...
Việc kiểm tra quản lý tiền công đức cũng được thực hiện thí điểm ở Quảng Ninh. Kết quả kiểm tra cho thấy, tổng số thu tiền công đức, tài trợ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cả năm 2023 dự kiến trên 180 tỷ đồng. Trong 4 tháng đầu năm 2023, tổng số thu 61 tỷ đồng (không bao gồm các khoản công đức, tài trợ bằng hiện vật, công trình xây dựng), gần bằng số thu cả năm 2022.
Tác giả: Quỳnh Nga
- Ninh Bình tổng kiểm tra việc quản lý tiền công đức, tài trợ di tích
- Bộ Tài chính yêu cầu kiểm tra tổng thể quản lý tiền công đức năm 2023
- Chùa Ba Vàng báo cáo tiền công đức 1 phần, còn lại 'nội bộ không công khai'
- Những nhầm lẫn nghiêm trọng về báo cáo tiền công đức theo Thông tư 04 của Bộ Tài chính
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy