Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến về dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 01/2018 quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
Thông tư này quy định về cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, tổ chức tín dụng khác đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Việc cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước với lãi suất ưu đãi đến mức 0% do Thủ tướng Chính phủ quyết định. |
Điểm mới nổi bật của dự thảo này là bổ sung thêm quy định về tài sản bảo đảm đối với các khoản vay đặc biệt.
Cụ thể, dự thảo quy định tỷ lệ giữa giá trị các tài sản bảo đảm còn lại và số tiền cho vay đặc biệt tối thiểu là 170%. Trong trường hợp vay đặc biệt, bên các tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt phải sử dụng tài sản bảo đảm theo thứ tự ưu tiên.
Thứ nhất, cầm cố giấy tờ có giá bao gồm tín phiếu Ngân hàng Nhà nước; trái phiếu Chính phủ (gồm: tín phiếu Kho bạc, trái phiếu Kho bạc, trái phiếu công trình Trung ương, công trái xây dựng Tổ quốc); trái phiếu Chính phủ do Ngân hàng Phát triển Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ chỉ định phát hành; trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh; trái phiếu Chính quyền địa phương do UBND Hà Nội, UBND Tp.HCM, UBND Đà Nẵng phát hành.
Thứ hai là cầm cố trái phiếu được phát hành bởi ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (trừ các ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc), ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Thứ ba là cầm cố trái phiếu được phát hành bởi tổ chức tín dụng (trừ các ngân hàng thương mại nêu trên) và doanh nghiệp khác.
Cuối cùng là thế chấp quyền đòi nợ phát sinh từ khoản cho vay của bên đi vay đối với cá nhân, tổ chức (trừ tổ chức tín dụng).
Ngoài ra, dự thảo cũng quy định về tỷ lệ giữa giá trị tài sản đảm bảo và số tiền cho vay đặc biệt. Trong đó, tỷ lệ giữa giá trị giấy tờ có giá (theo ưu tiên thứ nhất ở trên) và số tiền cho vay đặc biệt bằng tỷ lệ giữa giá trị giấy tờ có giá và số tiền cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng theo quy định. Tỷ lệ giữa giá trị các tài sản bảo đảm còn lại và số tiền cho vay đặc biệt tối thiểu là 170%.
Để thuận lợi cho việc nhận tài sản đảm bảo (cầm cố giấy tờ có giá) và giải ngân tiền cho vay đặc biệt, dự thảo Thông tư quy định Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước là đơn vị giải ngân thay cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố.
Về nguồn tiền cho vay đặc biệt, nguồn tiền cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước trong các trường hợp quy định tại Thông tư là từ thực hiện chức năng của ngân hàng trung ương về phát hành tiền. Nguồn tiền cho vay đặc biệt của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là từ Quỹ dự phòng nghiệp vụ. Nguồn tiền cho vay đặc biệt của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam là từ Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân…
Ngoài ra, dự thảo Thông tư cũng sửa đổi quy định về thời hạn cho vay đặc biệt xuống dưới 12 tháng, thay vì tối đa 2 năm như tại Thông tư 01.
Tác giả: Đào Vũ
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy