Tin liên quan
Bầu Đức sang Lào “chăn nuôi bò”
Thủ tướng Lào (áo vàng) xông đất trại bò của bầu Đức.
Trong bối cảnh thị trường bất động sản tiếp tục ảm đạm, HAGL đã táo bạo chọn chiến lược kinh doanh mới, bền vững hơn khi đưa nông nghiệp lên vị trí ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển trong thời gian tới.
Năm 2008, bầu Đức đã quyết định sang Lào, Campuchia tìm đất trồng cao su, sau đó là mía, cọ dầu và ngô.
Với phương châm đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh để phân tán rủi ro, “lấy ngắn nuôi dài” từ những cây trồng ngắn ngày, đến giữa năm 2014, Hoàng Anh Gia Lai có khoảng 44.500 hécta cao su, 8000 hécta mía đường, cọ dầu đã trồng được 17.300 hécta và bắp có khoảng 5.000 hécta. Biết tận dụng các cây trồng làm thức ăn gia sức, năm vừa qua vị doanh nhân này lại bắt tay vào kế hoạch phát triển đàn bò 100.000 con.
Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai Đoàn Nguyên Đức cho biết: “HAGL đã xây dựng một mô hình trang trại chăn nuôi bò tiên tiến và tạo ra dòng sản phẩm bò Úc chất lượng cao tại Attapeu. Trong năm 2014, HAGL đã nuôi 10.000 con tại Attapeu, theo kế hoạch, trong năm 2015, HAGL sẽ nâng tổng đàn bò Úc tại Lào lên 80.000 con. Trong tương lai, chăn nuôi bò sẽ trở thành ngành mũi nhọn của Tập đoàn”.
Dự án chăn nuôi bò sữa và bò thịt của HAGL với số vốn 6.300 tỷ đồng, được chia làm 2 giai đoạn đầu tư và hoàn thành vào năm 2017. Dự kiến tổng đàn bò thịt và bò sữa là 236.000 con. Trong đó, bò sữa là 120.000 con, bò thịt 116.000 con.
Ông Đức cũng khẳng định nuôi bò mang lại doanh thu cho HAGL rất lớn. Riêng phân bò giúp cho đơn vị tiết kiệm trên 300 tỷ mỗi năm. Và ngay năm 2015, dự án bò thịt sẽ mang lại lợi nhuận cho tập đoàn 30-50 triệu USD.
Giữa tháng 6/2014, đàn bò thịt đầu tiên đã được bầu Đức nhập về trang trại nuôi tại Gia Lai. Đầu năm nay, thịt bò của HAGL đã có mặt trên thị trường, thông qua nhà chế biến Vissan. Sản phẩm sữa của HAGL dự kiến cũng sẽ ra mắt vào cuối năm nay.
Giờ đây, Hoàng Anh Gia Lai giờ như “khoác” lên mình tấm áo mới. Thay vì hình ảnh những tòa nhà, các dự án bất động sản đình đám là “bức tranh” về nông trại với những trại bò, những nông trường cỏ bao la, cánh đồng mía bát ngát, rừng cao su bạt ngàn... cùng đủ thiết bị thu hoạch, chế biến trên mô hình nông nghiệp công nghệ cao.
Bầu Long – đại gia ngành thép đầu tư nuôi lợn, gia cầm
Hoà Phát của bầu Long là "lính mới" trong ngành nông nghiệp.
Hòa Phát là một trong những tập đoàn đa ngành lớn Việt Nam do ông Trần Đình Long (bầu Long) làm Chủ tịch HĐQT.
Ngày 9/3, Tập đoàn Hòa Phát (HPG) ra mắt Cty TNHH MTV Thương mại và Sản xuất thức ăn chăn nuôi Hòa Phát, công ty con 100% vốn của Tập đoàn này. Ông Trần Tuấn Dương là người đại diện quản lý vốn của Hòa Phát tại công ty con. Ông Nguyễn Việt Thắng giữ chức Giám đốc.
Nhà máy Sản xuất thức ăn chăn nuôi đầu tiên của Tập đoàn được đặt tại Khu công nghiệp Phố Nối A (Hưng Yên) với công suất 300.000 tấn/năm, dự kiến vào đầu năm 2016 sẽ chính thức đi vào hoạt động và phấn đấu đạt doanh thu khoảng 3.000 tỉ đồng trong vòng 3 năm tới. Sau nhà máy đầu tiên, dự kiến sẽ có chuỗi các nhà máy tiếp theo ra đời trên quy mô lớn.
Ngoài sản xuất thức ăn chăn nuôi, thành viên mới của Hòa Phát còn đăng ký các ngành nghề từ chăn nuôi lợn, gia cầm, hoạt động dịch vụ chăn nuôi, chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt… đến sản xuất phân bón và hợp chất ni-tơ, bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp.
Trả lời trên Vnexpress, CEO Hoà Phát – Trần Tuấn Dương cho biết, lộ trình trong 10 năm tới Hoà Phát sẽ đạt được 10% thị phần, đứng trong top 5 những nhà sản xuất lớn nhất tại Việt Nam. 70% nguyên liệu của nhà máy được nhập khẩu và 30% sẽ dùng trong nước. Sản phẩm của Hòa Phát sẽ phân phối trên cả nước, song trước mắt tập trung phần lớn ở miền Bắc.
“Tuy sản xuất ở miền Bắc còn manh mún, nhưng tôi cho rằng đây là cơ hội, bởi nếu vật nuôi đều ăn thức ăn công nghiệp rồi thì mảng này sẽ không còn nhiều dư địa phát triển.” – ông Trần Tuấn Dương nói.
Với quan điểm thận trọng của người “lính mới”, bầu Long nhận định áp lực cạnh tranh trong ngành thương mại và sản xuất thức ăn chăn nuôi rất lớn, thậm chí lớn hơn ngành thép nhưng tập đoàn sẽ quyết tâm vượt qua các khó khăn, trở ngại để thành công.
Thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam được đánh giá là tiềm năng với doanh số 6 tỷ USD. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2014, cả nước sản xuất được 14,7 triệu tấn thức ăn chăn nuôi công nghiệp và dự kiến tăng lên 15,6 triệu tấn trong năm nay. Tuy nhiên, con số này chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu thị trường bởi chiến lược phát triển ngành chăn nuôi cho hay đến năm 2015, Việt Nam cần 18- 20 triệu tấn thức ăn công nghiệp và tăng lên 25-26 triệu tấn vào năm 2020.
Tuy nhiên, "miếng bánh ngon" này đến nay gần như vẫn do doanh nghiệp ngoại nắm giữ. Báo cáo từ Hiệp hội Chăn nuôi cho thấy, các doanh nghiệp liên doanh và 100% vốn đầu tư nước ngoài chiếm hơn 60% tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi sản xuất ra, còn các doanh nghiệp trong nước dù đông quân số nhưng chỉ chiếm khoảng 40% thị phần.
Nên đọc
Diệu Ly (tổng hợp)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy