Cổ phiếu ACV đang được giao dịch quanh mức 115.000 đồng/cp. Ảnh: ACV.
Trong báo cáo mới đây, SSI Research kỳ vọng sự phục hồi số lượng hành khách quốc tế tiếp tục là động lực tăng trưởng chính cho năm 2024 và 2025 của Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam - CTCP (UPCoM: ACV).
SSI Research ước tính năm 2024, doanh thu ACV sẽ đạt 23.900 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 14.500 tỷ đồng.
Sang năm 2025, tình hình tiếp tục khả quan với doanh thu 27.500 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế 17.600 tỷ đồng, tăng 21,5% so với cùng kỳ.
Nếu đúng kịch bản này, ACV sẽ liên tiếp phá đỉnh lợi nhuận trong 2 năm tới.
Nhóm phân tích đánh giá cao cổ phiếu ACV vì đây được coi là cổ phiếu hưởng lợi chính cho tăng trưởng hàng không và triển vọng tăng trưởng khách du lịch quốc tế tới Việt Nam, với tốc độ CAGR lợi nhuận ròng 5 năm là 20%/năm.
Trong 3-6 tháng tới, các yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu bao gồm đà tăng trưởng mạnh nhờ số lượng hành khách tiếp tục phục hồi, giảm các khoản dự phòng liên quan đến các hãng hàng không và ACV được chấp thuận trả cổ tức bằng cổ phiếu đang chờ chi trả từ năm 2019 đến nay.
Dù vậy, SSI Research vẫn đưa ra lưu ý về dự án sân bay Long Thành, dự án có khả năng sẽ đi vào hoạt động từ năm 2027. Với vốn đầu tư 100.000 tỷ đồng và thời gian khấu hao 20 năm, ACV sẽ phải ghi nhận thêm 5.000 tỷ đồng/năm chi phí khấu hao vào năm 2027, SSI nhận định điều này sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của ACV trong năm này.
Về mặt chi phí, SSI cho rằng ACV có thể cắt giảm dần dự phòng trong giai đoạn 2024-2025 do nợ khó đòi đối với các hãng hàng không, do các hãng đã cải thiện được dòng tiền (Vietnam Airlines, Vietjet Air) hoặc cắt giảm quy mô (Bamboo Airways, Pacific Airways).
Liên quan tới biến động tỷ giá, SSI Research cho rằng đồng yen (JPY) sẽ biến động không đáng kể trong năm nay so với đồng VNĐ, ngược lại, kỳ vọng JPY sẽ tăng giá 2-3%, từ đó sẽ gây ra khoản lỗ tỷ giá 340 tỷ đồng trong năm 2025 cho ACV.
Cổ phiếu ACV hiện giao dịch quanh mức 115.000 đồng/cp, vượt vùng đỉnh lịch sử từng thiết lập hồi đầu năm 2018. Vốn hóa qua đó leo lên ngưỡng gần 250.000 tỷ đồng (10 tỷ USD).
Con số ấn tượng này đã đưa ACV lên vị trí thứ 4 trong danh sách các doanh nghiệp lớn nhất thị trường chứng khoán, vượt qua loạt cái tên như FPT, Hòa Phát, Vingroup, Vinamilk, VPBank... và chỉ kém Vietcombank, BIDV và Viettel Global.
Tác giả: Diệu Thanh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy