Dòng sự kiện:
SSI vs HSC: “Mèo nào cắn mỉu nào?”
20/05/2015 10:12:29
ANTT.VN - Trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, SSI và HSC chính là bộ đôi "cây đa, cây đề" công ty chứng khoán có "bóng choán" thế lực bậc nhất. Thế nhưng, xét trên nhiều khía cạnh, trong bộ đôi ấy: "Mèo nào cắn mỉu nào?"...

Tin liên quan

SSI và HSC chính là 2 "đại thế lực" trên thị trường chứng khoán hiện nay

Thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014 chứng kiến nhiều biến động mạnh mẽ. Hoạt động của nhiều công ty chứng khoán bị ảnh hưởng nặng nề trong những năm khó khăn. Đã có những doanh nghiệp chứng khoán buộc phải giải thể hoặc bị sáp nhập vào các tổ chức khác, số ít công ty chứng khoán còn hoạt động đang dần khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Tiêu biểu trong số đó, có thể kể đến 2 công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam hiện nay là SSI và HSC với 2 đường hướng chiến lược hoạt động khác nhau.

SSI với chiến lược phát triển mạnh mẽ

Xét quy mô hoạt động, hiện SSI đang đứng đầu thị trường với tổng tài sản trên 8.900 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu trên 5.600 tỷ đồng (trong đó vốn điều lệ trên 3.500 tỷ đồng với quỹ tiền mặt lên đến 1.900 tỷ đồng). Quy mô tài sản cùng quỹ tiền mặt lớn cho phép SSI tham gia các hoạt động đầu tư giá trị lớn (hoạt động đầu tư được đánh giá rủi ro hơn các hoạt động tạo doanh thu khác của công ty chứng khoán như môi giới, tư vấn tài chính). Bên cạnh đó, kinh nghiệm quản lý của các nhà đầu tư chiến lược là tập đoàn Daiwa và ngân hàng Deutsche Bank AG London giúp SSI kiểm soát tốt rủi ro trong danh mục đầu tư của mình.

Biểu đồ: Cơ cấu doanh thu công ty SSI qua các năm (Ghi chú: Doanh thu khác bao gồm hoạt động cho vay margin, ứng trước, lưu ký)

 

Năm
Giá trị đầu tư so với tổng tài sản (%)
2010
53.91%
2011
60,55%
2012
62,82%
2013
59,55%
2014
49,77%

Bảng: Tỷ lệ đầu tư so với Tổng tài sản của SSI qua các năm

Chiến lược tập trung vào đầu tư giúp SSI phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên không phải lúc nào cũng hái được quả ngọt. Giai đoạn thị trường suy giảm, danh mục đầu tư của SSI thua lỗ hàng trăm tỷ đồng ( hoạt động đầu tư của SSI lỗ 541 tỷ đồng năm 2010 và 59 tỷ đồng năm 2011).  Chi phí trích lập dự phòng giá trị đầu tư theo đó cũng tăng cao khiến cho hiệu quả hoạt động của SSI bị ảnh hưởng đáng kể, biến động qua các năm.

Năm
ROA
ROE
2010
7,84%
12,63%
2011
1,27%
1,63%
2012
5,72%
8,79%
2013
5,43%
7,97%
2014
8,36%
13,09%

Bảng: Hiệu quả hoạt động của SSI

HSC với chiến lược thận trọng

Xét về quy mô, HSC nhỏ hơn so với SSI tuy nhiên cũng ở top đầu trên thị trường với tổng giá trị tài sản tại thời điểm cuối năm 2014 trên 3.800 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu đạt trên 2.300 tỷ đồng.

Tuy nhiên, khác với SSI, giai đoạn từ năm 2010 - 201012 HSC không quá tập trung nguồn lực của mình vào hoạt động đầu tư mà phát triển thông qua các hoạt động khác ít rủi ro hơn như môi giới, tư vấn tài chính, cho vay margin, ứng trước. Lợi thế sở hữu mạng lưới khách hàng tổ chức lớn giúp cho HSC thành công với chiến lược đã chọn.

 

Bảng: Cơ cấu doanh thu của công ty HSC

Đây có thể coi là chiến lược khá đúng đắn của HSC do hoạt động của thị trường chứng khoán trong giai đoạn này khá ảm đạm, nhờ đó HSC tránh được những khoản thua lỗ lớn.

Từ năm 2012, HSC bắt đầu đẩy mạnh hoạt động đầu tư của mình và bắt đầu thu được quả ngọt trong những năm sau đó khi thị trường giao dịch sôi động.

Năm
Giá trị đầu tư so với tổng tài sản (%)
2010
53.91%
2011
60,55%
2012
62,82%
2013
59,55%
2014
49,77%

Bảng: Tỷ lệ đầu tư so với Tổng tài sản của HSC qua các năm

Nhờ chiến lược đầu tư thận trọng của mình, hiệu quả hoạt động của HSC cũng ổn định qua các năm và không có sự biến động nhiều.

Năm
ROA
ROE
2010
7,9%
11,7%
2011
7,5%
10,7%
2012
8,5%
11,8%
2013
8,9%
12.8%
2014
10,8%
16,3%

Bảng: Hiệu quả hoạt động HSC

Kioz

 
Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến