Chiều 2/8, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì buổi làm việc để nghe báo cáo về công tác tiếp thu, giải trình, chỉnh lý và một số nội dung lớn của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Phát biểu mở đầu buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết buổi làm việc để tiếp tục nghe báo cáo và cho ý kiến đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi) là dự án quan trọng bậc nhất trong công tác lập pháp của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho nhiệm kỳ này và các nhiệm kỳ tiếp theo.
Theo kế hoạch, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được trình để xin ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023).
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì buổi làm việc.
Theo Chủ tịch Quốc hội, sau khi tiếp thu hơn 12 triệu lượt ý kiến góp ý đối với dự án luật này, Chính phủ, cơ quan chủ trì soạn thảo và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cùng các cơ quan đã có bước chỉnh lý khá căn bản để trình Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp thứ 5 vừa qua.
Sau kỳ họp, Ủy ban Kinh tế cùng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp tục phối hợp cùng các cơ quan hữu quan tổ chức các buổi làm việc để nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh mục tiêu, yêu cầu của buổi làm việc để nghe báo cáo, cho ý kiến để chắt lọc các nội dung cần được tiếp tục xin ý kiến để có bản dự thảo Luật tốt nhất để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 tới.
Tại buổi làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đã có báo cáo về công tác tiếp thu, giải trình, chỉnh lý và một số nội dung lớn của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh báo cáo về công tác tiếp thu, giải trình, chỉnh lý và một số nội dung lớn của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, dự thảo Luật sửa đổi và bổ sung để bảo tính rõ ràng, khả thi của chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số; rà soát thu hẹp nội dung kế hoạch sử dụng đất cấp huyện và các quy định liên quan để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc thực tiễn như đại biểu Quốc hội phản ánh;
Quy định cụ thể các dự án thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; chỉnh sửa các quy định để quy định rõ các trường hợp đấu giá quyền sửa dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất, thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất…
Bên cạnh đó, còn một số nội dung lớn còn ý kiến khác nhau như về phân loại đất, quy định về Thủ tướng Chính phủ ban hành khung chính sách về hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số;
Quyền của đơn vị sự nghiệp công lập lựa chọn hình thức thuê đất trả tiền hàng năm được thế chấp tài sản gắn liền với thuê đất; về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; về tiêu chí thu hồi và đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở thương mại, công trình thương mại, công trình dịch vụ, khu vui chơi giải trí, tổ hợp đa năng để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
Về mức phân bổ tối thiểu 10% nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất hàng năm của địa phương cho Quỹ phát triển đất; quy định liên quan đến thu hồi đất; về áp dụng phương pháp thặng dư để định giá đất và một số nội dung liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai.
Tác giả: Hoàng Thị Bích
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy