Chiều 1/7, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã công bố quyết định bổ nhiệm vị trí Tổng giám đốc ngân hàng.
Theo đó, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm được tái bổ nhiệm vị trí này kể từ ngày 30/6/2022 với thời hạn 5 năm theo sự phê chuẩn của Ngân hàng Nhà nước, sự bổ nhiệm của Hội đồng quản trị và sự tín nhiệm của cổ đông và khách hàng.
Hiện tại, bà Diễm đang là Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc ngân hàng.
Sacombank tiếp tục bổ nhiệm bà Nguyễn Đức Thạch Diễm làm Tổng giám đốc
Bà Diễm được kỳ vọng sẽ tiếp tục dẫn dắt Sacombank tái cơ cấu thành công, giữ vững tốc độ tăng trưởng và đạt được nhiều thành quả tích cực trong thời gian tới.
Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm sinh năm 1973, có trình độ Thạc sĩ quản trị kinh doanh. Bà Diễm bắt đầu công tác tại Sacombank từ năm 2002, từng đảm nhiệm các công việc thuộc mảng kế toán, tín dụng, dịch vụ khách hàng, khách hàng doanh nghiệp, kiểm tra kiểm soát nội bộ, xử lí nợ và đã có 11 năm ở vai trò quản lý, điều hành.
Bà Diễm làm Tổng giám đốc Sacombank từ năm 2017 khi ngân hàng bắt đầu bước vào quá trình tái cơ cấu sau sáp nhập và đối mặt với nhiều khó khăn liên quan đến nhân sự, hiệu quả hoạt động và nợ xấu.
Trong 5 năm thực hiện tái cơ cấu, Sacombank đã thu hồi, xử lý 71.992 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng, trong đó 58.306 tỷ là các khoản thuộc đề án, đạt 67,9% kế hoạch tổng thể đến năm 2025. Tỷ lệ nợ xấu bao gồm nợ bán VAMC chưa xử lý ở mức 6,71%, giảm 15,06% so với năm 2016.
Bên cạnh việc quyết liệt thu hồi, xử lý nợ xấu, lợi nhuận lõi bình quân hàng tháng của Sacombank tăng từ mức 50 tỷ đồng/ tháng vào năm 2016 lên thành 1.000 tỷ đồng/tháng hiện hữu. Nhờ đó, ngân hàng có nguồn lực tài chính để đẩy mạnh trích lập dự phòng, phân bổ các tồn đọng tài chính vượt mục tiêu, trong khi vẫn đảm bảo lợi nhuận hàng năm vượt kế hoạch được Đại hội cổ đông giao.
Bên cạnh đó, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm còn được biết đến là người truyền cảm hứng sống năng động, tích cực và là người góp phần tái định hình văn hóa làm việc tại Sacombank.
Sacombank đặt mục tiêu hàng đầu cho giai đoạn sắp tới là hoàn thành Đề án tái cơ cấu trước thời hạn, mở rộng quy mô kinh doanh trên cơ sở khai thác hiệu quả tài sản, nguồn vốn và gia tăng hiệu quả hoạt động. Ngân hàng đặc biệt chú trọng vào việc nâng cao trải nghiệm và lòng tin với khách hàng, đồng thời chuẩn hóa hoạt động, tăng cường quản trị rủi ro và nâng tầm giá trị thương hiệu...
Bảo Khánh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy