Dòng sự kiện:
Tài chính thế giới năm 2018 qua những con số
20/12/2018 16:00:22
Năm 2018 chứng kiến biết bao nhiêu là sự kiện đáng lo ngại từ xung đột thương mại, sự bùng nổ của khoản nợ toàn cầu cho tới tình trạng bán tháo dữ dội trên thị trường chứng khoán, và mọi thứ chỉ mới bắt đầu mà thôi.

Sau đây, Bloomberg dẫn ra những con số đằng sau những khoảnh khắc quyết định cho thị trường và nền kinh tế toàn cầu năm 2018.

Chứng khoán Mỹ

Chỉ số S&P 500 đã có 16 lần tăng/giảm ít nhất 2% trong năm nay (tính tới ngày 12/12), mức cao nhất kể từ năm 2011.

Trái phiếu Chính phủ Mỹ

Khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất ngắn hạn, đường cong lợi suất cũng trở nên bằng phẳng hơn và bị đảo ngược một phần. Hiện tượng đường cong lợi suất bị đảo ngược thường được xem là điềm báo trước cho suy thoái.

Thị trường tiền tệ

Đồng Peso của Argentina là đồng tiền giảm mạnh nhất trong các đồng tiền chủ chốt, “bốc hơi” khoảng 50% giá trị.

Khí thiên nhiên

Sau khi tăng chậm chạp trong phần lớn thời gian trong năm nay, giá khí thiên nhiên bỗng nhảy vọt 41% trong tháng 11/2018 do lo ngại về thời tiết lạnh hơn dự báo và nguồn cung thấp. Tuy nhiên, giá nhiên liệu này nhanh chóng đảo chiều vào đầu tháng 12/2018, qua đó khiến nhiều trader hứng chịu thua lỗ.

Bitcoin

Giá Bitcoin cuối cùng cũng trở về mặt đất. Đồng tiền kỹ thuật số lớn nhất rớt không phanh từ mức đỉnh tháng 1/2018 (trên 16,700 USD) xuống dưới mốc 3,500 USD. Tổng giá trị của các đợt chào bán tiền ảo lần đầu (ICO) cũng chạm đỉnh.

Thế giới tỷ phú 

2018 là một năm đầy biến động về tổng tài sản của giới tỷ phú công nghệ ở Mỹ và Trung Quốc. Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Amazon, Jeff Bezos, cho tới nay vẫn có năm tuyệt vời nhất (mặc dù cổ phiếu giảm mạnh trong thời gian vừa qua), trong khi CEO của Facebook, Mark Zuckerberg, thì không được may mắn như thế.

Hàng rào thuế quan

Mỹ đã “bắn phát súng” đầu tiên, khởi đầu cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung trong mùa hè, áp thêm thuế lên khoảng 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Trung Quốc nhanh chóng đáp trả bằng việc áp thuế lên hàng tỷ USD hàng hóa Mỹ và cứ tiếp tục như thế. Tổng giá trị hàng hóa bị áp thuế từ Mỹ và Trung Quốc lên tới 360 tỷ USD.

GDP toàn cầu

Nền kinh tế Venezuela suy thoái mạnh nhất, trong khi kinh tế Libya tăng trưởng nhanh nhất, theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Nợ toàn cầu

Tổng lượng nợ trên thế giới đã tăng hơn gấp đôi so với thời điểm 15 năm về trước, phần lớn là do khoản vay của Chính phủ và doanh nghiệp.

Lãi suất

Mỹ, Hàn Quốc và Indonesia thắt chặt chính sách tiền tệ, trong khi Nhật Bản, Trung Quốc và khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) giữ nguyên chính sách.

Australia và nợ

Tại Australia, tỷ lệ nợ của hộ gia đình trên thu nhập khả dụng tăng lên 191%.

Tỷ lệ nghỉ việc ở Mỹ

Người lao động Mỹ dường như có tiếng nói hơn. Tỷ lệ người lao động Mỹ nghỉ việc tăng lên 2.4% trong tháng 7/2018, cao nhất kể từ năm 2001, nhưng sau đó giảm xuống 2.3% trong tháng 10/2018.

Tập đoàn HNA của Trung Quốc

Các siêu tập đoàn ở Trung Quốc đang bán ra các tài sản để trả bớt nợ nần. HNA Group đã bán ra khoảng 20 tỷ USD tài sản để trả nợ trong năm nay.

Lượng trái phiếu Chính phủ Mỹ của Nga

Từng thuộc top 10 quốc gia nắm giữ nhiều trái phiếu Chính phủ Mỹ nhất, Nga đã giảm lượng trái phiếu Chính phủ Mỹ nắm giữ từ 100 tỷ USD xuống còn gần 15 tỷ USD.

IMF cứu trợ Argentina

IMF đã thông qua gói cứu trợ 57.1 tỷ USD cho  Argentina để giải quyết tình trạng suy thoái và ngăn chặn đà lao dốc của đồng nội tệ tại nước này. Trong tháng 11/2018, IMF dự báo, kinh tế Argentina sẽ bắt đầu hồi phục từ quý 2/2019.

Lạm phát Venezuela

Tỷ lệ lạm phát năm 2018 của Venezuela được ước tính ở mức 1.37 triệu phần trăm, theo IMF. Tuy nhiên, giá của một ly cà phê “chỉ” tăng khoảng 200,000% so với thời điểm 1 năm về trước. IMF dự báo, vào năm 2023, lạm phát của Venezuela sẽ chạm mức 7,963,904,729,654,400,000,000,000,000,000,000% – tức giá hàng hóa sẽ tăng hơn gấp 4 lần mỗi tuần.

Theo FILI

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến