Nỗ lực tăng khả năng tiếp cận pháp luật cho đồng bào DTTS
Theo Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa, lũy kế đến ngày 31/12/2023, toàn tỉnh đã có 13 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (100% KH); có 360 xã (97,48% KH) và 717 thôn/bản miền núi đạt chuẩn nông thôn mới; 90 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (123,13% KH); 16 xã (96,52% KH) và 411 thôn/bản đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 464 sản phẩm OCOP được công nhận. Bình quân toàn tỉnh đạt 16,85 tiêu chí/xã.Tổng huy động nguồn lực thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2023 đạt 5.483.214 triệu đồng.
Mục tiêu năm 2024, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 1 huyện, 19 xã và 60 thôn/bản miền núi đạt chuẩn nông thôn mới; 2 huyện và 19 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 10 xã và 30 thôn/bản đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 120 sản phẩm OCOP được cấp có thẩm quyền công nhận.
Lồng ghép kiến thức pháp luật vào các chương trình văn nghệ học đường để tuyên truyền pháp luật cho thanh, thiếu niên DTTS tại huyện Như Thanh
Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục thực hiện các tiêu chí quan trọng, trong đó gắn xây dựng nông thôn mới với nâng cao khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân, đặc biệt với đồng bào DTTS miền núi.
Năm 2023, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, giải quyết hòa giải, mẫu thuẫn ở khu vực nông thôn được tăng cường thực hiện. Trong 6 tháng đầu năm, Sở Tư pháp đã tổ chức 08 hội nghị tại 08 huyện về xây dựng chuẩn tiếp cận pháp luật; Tổ chức 04 lớp tập huấn nghiệp vụ, hướng dẫn, đánh giá các tiêu chí tiếp cận pháp luật tại 04 huyện. Biên soạn 35.000 tờ gấp pháp luật về chuẩn tiếp cận pháp luật cấp phát miễn phí cho các huyện, thị xã, thành phố; trang bị 05 tủ sách pháp luật với hơn 80 đầu sách/tủ cấp phát cho 05 xã chỉ đạo điểm. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023 tại 05 huyện .
Điển hình như huyện Như Than, hết năm 2023, huyện tự đánh giá đạt 3/9 tiêu chí NTM (gồm tiêu chí thủy lợi, tiêu chí điện và tiêu chí HTCT - ANTT- HCC và Môi trường).
Toàn huyện có thêm 3 thôn, bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, vượt KH tỉnh giao và có thêm 03 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP (3 sao). Lũy kế đến nay toàn huyện có 9 xã NTM, 03 xã NTM nâng cao, 71 thôn NTM, 17 thôn NTM kiểu mẫu; số tiêu chí NTM bình quân toàn huyện đạt 17,0 tiêu chí/xã và có 10 sản phẩm được công nhận OCOP (3 sao). Bên cạnh đó, Như Thanh cũng là huyện có 100% các xã, thị trấn của được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Để có kết quả này, huyện đã tổ chức Hội nghị cho hơn 400 đại biểu tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và các quy định của pháp luật có liên quan. Hướng dẫn, giải đáp những vướng mắc, khó khăn có liên quan đến nhiệm vụ thực hiện Hồ sơ tiêu chí chuẩn tiếp cận pháp luật trong bộ tiêu chí xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Ngoài ra, tổ chức 6 Hội nghị tập huấn thực hiện Nội dung 3. Tiểu dự án 1 của Dự án số 10: “Tăng cường, nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý chất lượng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại 06 xã với tổng 589 đại biểu là Già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng, cán bộ cơ sở, người dân tộc thiểu số;
Bà Lê Ngọc Hoa, Phó Chủ tịch UBND huyện Như Thanh cho biết: huyện Như Thanh phấn đấu năm 2024 sẽ đạt mục tiêu huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Do đó, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được huyện quan tâm chỉ đạo, sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức thành viên HĐPBGDPL đã đưa các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, giáo dục ý thức pháp luật cho người dân. Các hoạt động PBGDPL đã tiến hành thường xuyên, hướng về cơ sở, gắn với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, chương trình xây dựng nông thôn mới và công tác hòa giải ở cơ sở.
Công tác tuyên truyền hiệu quả, sâu rộng đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân đối với công cuộc xây dựng nông thôn mới ở địa phương, qua đó chủ động vươn lên thoát nghèo, giảm các hành vi vi phạm pháp luật, loại bỏ nhiều hủ tục lạc hậu, giữ gìn an ninh trật tự địa phương.
Nhà nước và nhân dân cùng làm
Tương tự, huyện Thạch Thành cũng xác định, nâng cao khả năng tiếp cận pháp luật là một trong những tiêu chí quan trọng nhưng cũng nhiều thử thách trong xây dựng nông thôn mới.
Ông Vũ Văn Đạt, Bí thư Huyện ủy Thạch Thành cho biết: đến hết năm 2023, huyện Thạch Thành đạt 4/9 tiêu chí huyện NTM. Toàn huyện có 10/23 xã đạt chuẩn NTM, trong đó, 1 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, bình quân toàn huyện đạt 14,65 tiêu chí xã NTM. Đến nay, tổng số thôn được công nhận đạt chuẩn NTM toàn huyện là 113/170 thôn, trong đó có 6 thôn được công nhận đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu.
Xã Thành Thọ, huyện Thạch Thành tổ chức lễ công bố đạt chuẩn nông thôn mới
Chương trình MTQG xây dựng NTM đã lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp chính quyền, nhất là sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện. Song song với đó, công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS trên địa bàn huyện được chú trọng, tăng cường bằng nhiều hình thức đa dạng.
Năm 2023, huyện tổ chức hội nghị tập huấn tăng cường, nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý cho trên 1.600 đại biểu là các đối tượng người đồng bào dân tộc thiểu số và người dân tại 8 xã: Thạch Bình, Thạch Cẩm, Thạch Lâm, Thạch Quảng, Thạch Sơn, Thạch Tượng, Thành Minh, Thành Mỹ. Bên cạnh đó, Hội đồng phối hợp PBGDPL huyện đã tập trung chỉ đạo, triển khai đa dạng hóa các loại hình tuyên truyền pháp luật cho Nhân dân trên địa bàn như: tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh từ huyện đến cơ sở; lồng ghép qua các hội nghị giao ban tháng, quý; tuyên truyền lưu động; in treo băng rôn, khẩu hiệu; tuyên truyền trên trang thông tin điện tử của huyện; biên soạn, cấp phát tài liệu tuyên truyền pháp luật; tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; hòa giải cơ sở; xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật...
Hiện nay 23/23 xã, thị trấn của huyện đều đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Theo ông Đạt, nâng cao khả năng tiếp cận pháp luật của người dân cũng đã tạo ra động lực cho huyện Thạch Thành cũng như các địa phương khác trong quá trình phấn đấu xây dựng NTM. Bởi lẽ, khi người dân nâng cao nhận thức pháp luật thì mới tạo sự đồng thuận xã hội trong xây dựng NTM. Xây dựng NTM là trách nhiệm của toàn thể hệ thống chính trị, của nhân dân, trên tinh thần “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”.
Lương Diễn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy