Từ năm 2021 chúng ta bắt đầu thực hiện Nghị quyết 27 về cải cách toàn diện hệ thống thang, bảng lương. Theo đó, thang lương tính theo hệ số sẽ được tính bằng lương tuyệt đối. Điều quan trọng là để thực hiện việc tăng lương, cải cách tiền lương sẽ gắn với tinh giản biên chế; khuyến khích các địa phương lấy khoản ngân sách vượt thu để làm nguồn chi trả tiền lương.
Tuy nhiên, để thực hiện được vấn đề trên không phải dễ dàng khi mà bộ máy nhà nước hiện còn cồng kềnh, việc tinh giản biên chế sẽ khó thực hiện nếu như không có những tiêu chí cụ thể.
Không thể là công chức suốt đời
Ông Nguyễn Hữu Quang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, đại biểu Quốc hội đoàn Thanh Hóa cho rằng, cần phải cải cách tiền lương để nâng cao hiệu quả công việc của cán bộ, công chức và người lao động.
Ông Nguyễn Hữu Quang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội
Đến năm 2020, các địa phương phải thực hiện Nghị quyết 18/NQ-TW để đến năm 2021 thực hiện chính sách cải cách tiền lương. Theo quy chế mới, các địa phương phải dành ra 50% vượt thu để làm nguồn tài chính chi trả tiền lương. Trong số 63 tỉnh thành thì hiện nay chỉ có 17 địa phương cân đối được nguồn thu-chi và có thể lấy nguồn vượt thu để chi trả tiền lương. Còn lại vẫn còn nhiều tỉnh thành với điều kiện kinh tế-xã hội khác nhau hoặc còn khó khăn thì chưa thể có vượt thu để lấy đó làm nguồn tài chính chi trả tiền lương.
Chính vì vậy, việc cải cách tiền lương phải gắn với cải cách bộ máy hành chính, tinh giản biên chế, làm sao để tổng quỹ tiền lương không tăng hoặc nếu có tăng thì không thể làm thâm hụt ngân sách.
Tuy nhiên, hiện nạy, trong bộ máy Nhà nước còn có những người làm việc không hiệu quả nên việc tinh giản biên chế hiện nay khó thực hiện vì theo Luật Công chức hiện hành, những ai đã là công chức thì là công chức suốt đời.
Theo đại biểu Nguyễn Hữu Quang, để việc tinh giản biên chế có thể thực hiện hiệu quả thì trong Luật Công chức sửa đổi phải có sự thay đổi theo hướng không thể có công chức suốt đời mà có thể là công chức hợp đồng. Theo đó, những công chức Nhà nước nếu đáp ứng đủ các điều kiện thì mới có thể ký hợp đồng. Nếu đến một giai đoạn nào đó, cơ quan, đơn vị đánh giá lại công chức nếu thấy không đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chí thì có thể chấm dứt hợp đồng với công chức.
Hiện nay, Bộ Nội vụ đang có phương án công chức, viên chức đang được coi là chức danh suốt đời thì sẽ chuyển sang chế độ hợp đồng. Việc làm này đã được nhiều nước trên thế giới thực hiện.
Việc thực hiện tinh giản biên chế được hiệu quả thì phải có những tiêu chí đánh giá hiệu quả, hiệu suất của người lao động. Theo đó, mỗi cơ quan, đơn vị dựa vào chức năng, nhiệm vụ của mình có thể xây dựng các tiêu chí, nguyên tắc để đánh giá hiệu quả, hiệu suất, sự đóng góp của người lao động.
Đại biểu Nguyễn Thanh Hiền (đoàn Nghệ An)
Tinh giản biên chế phải gắn với tiêu chí về vị trí, chức năng việc làm
Để thực hiện việc tinh giản biên chế thì điều quan trọng nhất là phải xây dựng được tổ chức bộ máy tinh gọn trên cơ sở xác định đúng vị trí việc làm, trình độ chuyên môn của cán bộ công chức, viên chức.
Từ đó, các cơ quan, đơn vị mới xây dựng được thang bảng lương phù hợp, đúng thực chất với chức năng, nhiệm vụ, trình độ, năng suất lao động của mỗi người. Đó là quan điểm của đại biểu Nguyễn Thanh Hiền (đoàn Nghệ An).
Theo đó, chúng ta cần đưa ra các tiêu chí xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, lựa chọn đội ngũ cán bộ để có sự sắp xếp hợp lý, để những người đang ở trong bộ máy Nhà nước phải không ngừng phấn đấu trong công việc, còn những người chưa ở trong bộ máy Nhà nước tiếp tục phấn đấu để đạt được các yêu cầu đề ra, đáp ứng được yêu cầu cuộc sống.
Theo đại biểu Nguyễn Thanh Hiền, cải cách tiền lương song hành với tinh giản biên chế có thể thực hiện bằng cách có chính sách hỗ trợ cho những người không còn đáp ứng được công việc về hưu trước tuổi; hỗ trợ đào tạo cho lao động chuyển sang cơ quan khác, công việc khác phù hợp hơn...
Theo VOV
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy