Tin liên quan
Tuy nhiên, việc tăng lương tối thiểu vùng hàng năm bị đánh giá là còn nhiều bất cập. Người lao động thì gần như không được hưởng lợi, trong khi đó doanh nghiệp lại “đau đầu” đối với các loại chi phí tăng thêm.
Người lao động không mặn mà
Khảo sát của chúng tôi tại một số khu công nghiệp, khi được hỏi nhiều công nhân tỏ ra không mặn mà với thông tin tăng lương tối thiểu sắp tới. Họ chia sẻ, dù có tăng thêm vài trăm nghìn đồng mỗi tháng thì cuộc sống vẫn gặp rất nhiều khó khăn.
Cũng không ít người lao động lo lắng lương tăng thường kéo theo giá cả nhiều mặt hàng tăng theo. Trong khi đó, doanh nghiệp có thể “lách luật” bằng cách cắt giảm chi phí cho người lao động khiến thu nhập của họ giữ nguyên.
“Tôi cũng chưa nghe nói đến việc tăng lương cơ bản ra sao, nhưng nếu lương tăng mà rồi mọi thứ cũng tăng theo thì cuộc sống công nhân cũng vậy. Nghe được tăng lương mà không thấy phấn khởi lắm”, một công nhân tại Công ty May Long Mã chia sẻ.
Với mức lương hơn 3 triệu đồng/tháng, để có tiền trang trải thêm cho gia đình, nhiều công nhân tại các khu công nghiệp phải cố gắng kiếm thêm thu nhập bằng cách tăng ca, làm thêm ngoài giờ. Đặc biệt, đối với những người lao động các tỉnh lẻ, phải chi trả khá tốn kém cho việc thuê trọ…
Qua khảo sát của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tiền lương năm 2015 của người lao động tăng 14,75% so với năm 2014, nhờ lương tối thiểu tăng. Tuy nhiên, mức tiền lương tối thiểu vẫn thấp hơn so với nhu cầu sống tối thiểu.
Đáng lưu ý, trong cơ cấu số liệu xác định nhu cầu sống tối thiểu của người lao động của Bộ phận kỹ thuật Hội đồng tiền lương Quốc gia, tiền thuê nhà được tính bình quân một người là 80.000 đồng/tháng.
Tuy nhiên, con số này cần được xem xét lại. Thực tế người lao động đi thuê nhà đều phải trả cao hơn con số này nhiều lần. Tìm hiểu giá thuê phòng tại một số khu công nghiệp địa bàn ngoại thành Hà Nội, giá thuê mỗi phòng trọ thấp nhất cũng từ 500 – 700.000 đồng/ phòng 2 người.
Doanh nghiệp than khó
Bà Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Công ty Thái Anh cho rằng tăng lương là vấn đề lớn đối với doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
“Hiện công ty đang trả lương cho người lao động cao hơn mức lương vùng tối thiểu, cái chính là giờ nếu tăng lương tối thiểu vùng thì mức đóng BHXH, BHYT, BHTN sẽ tăng theo.
Doanh nghiệp rất khó khăn đối với đủ các loại chi phí. Giờ phải chi thêm các khoản bảo hiểm dựa trên mức lương tối thiểu tăng cao thì không ít doanh nghiệp sẽ rất đuối”, bà Bình chia sẻ.
Chủ một doanh nghiệp lớn khác tại khu công nghiệp Long Bình lại chia sẻ, tăng 550.000 đồng đối với một người lao động là “chuyện nhỏ” nhưng với doanh nghiệp hàng nghìn công nhân thì cần có lộ trình tăng lương “dài hơi” hơn nữa để họ cân đối bài toán kinh doanh.
Đưa ra ý kiến về lộ trình tăng lương tối thiểu, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết cơ quan này và các hiệp hội doanh nghiệp đang trao đổi về mức tăng tiền lương tối thiểu.
Ông Lộc kiến nghị chỉ tăng ở mức 10%, tương đương với năm 2015. “Năm 2015 kinh tế đất nước đã khởi sắc hơn nhưng năng suất lao động chưa tăng, nhiều doanh nghiệp vẫn hết sức khó khăn.
Nếu tăng lương quá cao thì sức cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ mất đi, kéo theo người lao động mất công ăn việc làm, tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm”, ông Lôc nói.
Tuy nhiên, theo nhận định của ông Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Năng suất Việt Nam thì tăng lương là yếu tố quan trọng nâng cao năng suất lao động. Mức lương xứng đáng sẽ khiến người lao động sẽ phấn khởi và đóng góp tích cực hơn cho sự phát triển của tổ chức, doanh nghiệp đó.
“Chúng ta đều đi làm, cuộc sống còn nhiều thứ phải trông chờ vào đồng lương. Tôi nghe nhiều ý kiến của mọi người phản hồi về việc thu nhập không đáp ứng yêu cầu cuộc sống. Lương bổng có cải thiện thì người lao động sẽ làm việc có hiệu quả, chất lượng hơn”, ông Tuấn cho biết.
Trước nhiều luồng ý kiến, ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia khẳng định:
“Dù mức tăng cao hay thấp, việc tăng lương tối thiểu vùng vẫn phải đảm bảo được hai mục tiêu chính là cải thiện đời sống của người lao động và đảm bảo sự duy trì cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế đang hội nhập mạnh mẽ”.
Dự kiến vào tuần cuối cùng của tháng 7 này, Hội đồng Tiền lương quốc gia, gồm đại diện ba bên: Bộ Lao động - thương binh và xã hội, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ nhóm họp để bàn phương án điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng năm 2016 cho kịp trình Chính phủ vào tháng 10 tới.
Theo diendandautu
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy