Lâu nay, 20/11 trở thành ngày lễ truyền thống của ngành giáo dục. Từ học sinh đến phụ huynh đều muốn thể hiện tình cảm, sự quan tâm, biết ơn của mình với những người thầy, người cô trong ngày lễ đặc biệt này. Chúng ta bị cuốn vào trào lưu ấy mà ít khi nghĩ về người nhận. Liệu rằng một gói quà xinh đẹp hay chiếc phong bì có thực sự là món quà ý nghĩa mà thầy cô mong đợi nhất trong ngày này.
Bà Trương Thị Thanh Thúy, một giáo viên nghỉ hưu sinh sống tại đường Hoàng Đạo Thành, Thanh Xuân (Hà Nội) chia sẻ: “Tôi thích những món quà từ học sinh cũ, dù nó là gì đi chăng nữa. Chúng nó ra trường nhiều năm rồi mỗi đứa một phương mà vẫn nhớ về thầy cô ngày xưa mới là đáng quý. Chúng nó đến thăm mình là với tấm lòng chân thành, tình cảm thực sự. Cô trò gặp lại nhau, cùng nhau ôn lại những kỷ niệm của một thời, khiến tôi như trẻ lại, vơi bớt nỗi nhớ nghề. Đó chính là món quà quý giá hơn cả bạc tỷ”.
Món quà 20/11 là để tri ân, không phải thêm gánh nặng cho cả phụ huynh và giáo viên
Cô giáo Hoàng Minh Ngọc, giáo viên trường Tiểu học Dịch Vọng B (Cầu Giấy, Hà Nội) hào hứng: “Với chị món quà quý giá nhất là nhìn thấy các em ngoan ngoãn, lễ phép với ông bà, bố mẹ, người lớn, tiến bộ từng ngày trong học tập. Khi chúng vui vẻ khoe những thành tích đạt được là chúng nhớ đến công lao dạy dỗ của mình rồi”.
“Chị thích những món quà đơn giản do chính tay học sinh làm hay các em tự dành dụm tiền mua như tấm thiệp handmade, một bông hoa hồng, quyển sổ, cây bút mực… bằng tấm lòng thật sự kính trọng và thương yêu. Bởi nó kết tinh công sức và tình cảm của các em học sinh. Mỗi khi nhìn những món quà ấy lại nhớ đến hình ảnh của các em chứ không phải vô hồn như mấy thứ quà tặng đóng gói sẵn bán ngoài tiệm”, cô giáo Hoàng Minh Ngọc chia sẻ thêm:
Khi được hỏi mong muốn món quà gì cho ngày tri ân Nhà giáo sắp tới, cô giáo Nguyễn Thị Bình, giáo viên trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hải Phòng) xua tay: “Chị chẳng bao giờ mong quà cáp vào ngày này cả. Học trò đến thăm quây quần cùng cô giáo, chuẩn bị một bữa cơm rồi cùng ăn, cùng trò chuyện là mình thấy vui nhất”.
Giá trị của món quà không tỷ lệ thuận với tình yêu mến, biết ơn như nhiều người nghĩ mà trước hết nó tự tạo áp lực tâm lý cho chính mình. Và người nhận quà là giáo viên cũng đeo thêm một “món nợ lòng”.
“Của biếu là của lo, của cho là của nợ em ạ. Quà càng nặng thì mình càng lấn cấn trong lòng khi không biết phải làm gì để có qua có lại. Thậm chí có những món quà đẹp, đắt tiền nhưng không thể sử dụng vì không phù hợp, rất lãng phí”, cô giáo Đặng Hồng Diễm, giáo viên Trung học phổ thông tại Hà Nội cho biết.
Đôi khi những món quà nhỏ thôi nhưng lại khiến thầy cô xúc động, bởi nó xuất phát từ chính tình cảm chân thật. Cô giáo Giang Đình, giáo viên trung học phổ thông tại trường Trung học cơ sở Hồng Bàng (TP Hồ Chí Minh) cho rằng, những dòng tin nhắn, những lời chúc có thể qua các mạng xã hội hay điện thoại di động cũng làm ấm lòng giáo viên và đối với giáo viên thế là đủ.
Mạnh Long
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy