Dòng sự kiện:
Tăng vốn, chuyển sàn… ngân hàng tỷ USD của Bầu Hiển vào thời mới
09/10/2021 06:18:20
Thông báo từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, ngày 11/10, SHB chính thức chuyển giao dịch sang HOSE. Quyết định “chuyển nhà” đúng vào thời điểm SHB đang nhiều nguồn tiền nhất khiến cổ đông, giới đầu tư kỳ vọng

SHB cũng đang ráo riết thực hiện kế hoạch tăng vốn điều lệ thông qua chi trả cổ tức năm 2020 tỷ lệ 10,5% bằng cổ phiếu và chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ thực hiện quyền 100:28, giá chào bán 12.500 đồng/cp. Qua đó, tăng vốn điều lệ lên 26.674 tỷ đồng tương đương hơn 1,1 tỷ USD. Với quy mô vốn này, SHB nằm trong top các ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam, thêm năng lực tài chính để mở rộng kinh doanh, đảm bảo các tiêu chẩn an toàn, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế, tiến tới Basel III.

Việc chuyển giao dịch sang HOSE cũng giúp SHB gia tăng lựa chọn nhà đầu tư chiến lược lớn nước ngoài. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận SHB tạm khóa tỷ lệ sở hữu nước ngoài là 10%.

Cuối tháng 8/2021, SHB đã chuyển nhượng vốn điều lệ tại Công ty Tài Chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB Finance) cho Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) của Thái Lan. SHB sẽ chuyển nhượng 50% vốn điều lệ của SHB Finance cho Krungsri và sẽ tiếp tục chuyển nhượng 50% vốn còn lại sau 3 năm. Krungsri là tập đoàn tài chính lớn thứ 5 tại Thái Lan về tổng tài sản, dư nợ, tiền gửi; do tập đoàn Mitsubishi UFJ Financial Group (MUFG) nắm giữ 76,88% vốn.

Việc bán SHB Finance thời điểm này nhận nhiều câu hỏi về việc rời bỏ 1 mảng thị trường đầy tiềm năng khi bắt đầu bước vào giai đoạn sôi động nhất. Tình huống này gợi lại câu chuyện 5 năm trước khi SHB quyết định sáp nhập Công ty tài chính tiêu dùng Vinaconex-Viettel lúc thị trường cho vay tiêu dùng vẫn còn ở mức sơ khai, tiềm năng tăng trưởng chưa hề được nhắc tới. Khi ấy, không ít nhà đầu tư tỏ ra băn khoăn về quyết định có phần"mạo hiểm" khi SHB còn vất vả với thường vụ nhận sáp nhập Habubank.

Tuy nhiên, diễn biến sau đó khiến nhiều người bất ngờ khi SHB Finance, sau đó trở thành một trong những công ty được cấp vốn cao nhất trên thị trường và sau gần 4 năm, SHB Finance có mạng lưới phủ rộng tại thị trường 46 tỉnh, thành phố; có gần 300.000 khách hàng vay.

Thoái vốn khỏi SHB Finance, SHB đã nhận nguồn thặng dư vốn đáng kể cho NH. Mặc dù không được tiết lộ nhưng giới đầu tư xác định là nhiều ngàn tỷ và trở thành thương vụ chuyển nhượng công ty tài chính tiêu dùng có giá trị lớn thứ 2 trên thị trường, vượt cả Techcombank, Prudential, MB, HDBank trước đó. Thương vụ này không chỉ mang lại nguồn tiền ngàn tỷ cho SHB mà còn là 1 điển hình về M&A chiến lược mang về khoản thặng dư hàng nghìn tỷ đồng từ việc bán công ty tài chính. Trong 1 thập kỷ qua, SHB đã ghi dấu thị trường khi thực hiện liên tiếp 2 thương vụ M&A lớn, sau vụ sáp nhập Habubank là việc mua lại Công ty tài chính tiêu dùng Vinaconex-Viettel…

Tin chứng khoán ngày 10/8: Cổ phiếu ngân hàng vẫn hút dòng tiền.

 

Năm 2011, SHB đã “xung phong” nhận sáp nhập một NHTM yếu kém - Habubank. Cuộc sáp nhập này nhanh chóng đưa SHB vào top 5 NHTM cổ phần tư nhân lớn nhất Việt Nam, về tổng tài sản, thị phần, hệ thống mạng lưới và nhân sự, mà thông thường phải mất nhiều năm mới có thể tích lũy được. Song, mặt khác, SHB cũng phải tập trung nguồn lực và cả một quá trình để xử lý các vấn đề hậu sáp nhập, đặc biệt là nợ xấu.

Sau gần một thập kỷ, thương vụ nhận sáp nhập Habubank vào SHB được xem là thương vụ thành công điển hình và kết thúc năm 2020, SHB đã khép lại quá trình nhận sáp nhập Habubank, xử lý cơ bản các tồn đọng theo Đề án tái cơ cấu.

6 tháng đầu năm 2021, lợi nhuận trước thuế của SHB đạt 3.186 tỷ đồng, gần bằng lợi nhuận cả năm 2020; hoàn thành hơn 51% so với cả hai kịch bản lợi nhuận cả năm mà ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 đã đề ra. Đây cũng là kế hoạch lợi nhuận lớn nhất từ trước tới nay.Tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ của SHB được kiểm soát ở 1,87%; SHB tăng cường trích lập dự phòng rủi ro, ở mức 2.258 tỷ đồng, tăng 140% so với cùng kỳ năm 2020.

Bên cạnh đó, SHB đã sớm hoàn tất ba trụ cột của Hiệp ước vốn Basel II trước thời hạn vào cuối năm 2020. Năm 2021, SHB đã xây dựng kế hoạch sẽ xử lý dứt điểm nợ bán VAMC và nợ Vinashin trong năm 2021 và năm 2022. Tuy nhiên, SHB đề ra mục tiêu thách thức hơn so với kế hoạch tại ĐHĐCĐ đã công bố, cụ thể SHB có thể sẽ xử lý xong toàn bộ ngay trong năm 2021.

SHB không ngần ngại bày tỏ tham vọng mục tiêu tới năm 2025 sẽ trở thành ngân hàng số 1 về hiệu quả và công nghệ trong các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Tầm nhìn tới năm 2030, SHB trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại trong Top đầu của khu vực

Cổ phiếu SHB trong vài phiên gần đây tăng giá khá mạnh. Trong phiên 4/10, cổ phiếu này tỏa sáng tăng 8% khi chỉ còn 1 phiên nữa giao dịch trên HNX.

Dòng tiền vẫn đổ vào các cổ phiếu ngân hàng cho dù giá nhóm cổ phiếu này chững lại trong thời gian gần đây do giới đầu tư lo ngại về vấn đề nợ xấu có thể gia tăng. Trong phiên sáng 8/10, nhiều cổ phiếu ngân hàng tiếp tục đi lên sau khi hồi phục trong phiên trước đó.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng - trụ cột cho đợt tăng mạnh từ đầu năm trên TTCK - có xu hướng bớt chịu áp lực bán ra trong bối cảnh nền kinh tế tái mở cửa sau nhiều tháng giãn cách xã hội. Triển vọng cũng khả quan hơn.

Theo nhiều chuyên gia, khi nền kinh tế tái mở cửa, tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng sẽ tăng lên. Khi người dân đi làm, có thêm thu nhập thì việc trả nợ ngân hàng sẽ tốt hơn. Nhu cầu mua sắm, vay vốn cũng tăng lên.

Chỉ số chứng khoán VN-Index ngày 8/10

Kết thúc phiên sáng, VN-Index tăng 0,42 điểm (0,03%) lên 1.366,41 điểm. Toàn sàn có 153 mã tăng, 232 mã giảm và 60 mã đứng giá. HNX-Index tăng 1,09 điểm (0,29%) lên 371,49 điểm. Toàn sàn có 69 mã tăng, 131 mã giảm và 59 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,17 điểm (0,17%) lên 98,13 điểm.

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, thị trường chứng khoán bất ngờ bứt phá về cuối phiên. VnIndex chốt ngày tăng 7 điểm và vượt qua ngưỡng 1.370 điểm; VN30-Index gây bất ngờ khi tăng mạnh mẽ 14 điểm đẩy chỉ số vượt lên hơn 1.476 điểm. HNX-Index tăng nhẹ 1,52 điểm lên 372 điểm.

Theo BSC, trong phiên liền trước, dòng tiền đầu tư chảy vào thị trường khi có 11/19 nhóm ngành vận động khả quan. Các nhóm ngành giúp thị trường tăng điểm gồm truyền thông, hàng & dịch vụ công nghiệp và dịch vụ tài chính. Độ rộng thị trường duy trì trạng thái tích cực với thanh khoản tăng nhẹ so với phiên trước. Trong khi đó, khối ngoại bán ròng tại cả 2 sàn HoSE và HNX. Thanh khoản tăng nhẹ cùng với biên độ co hẹp cho thấy đà tăng đang có dấu hiệu suy yếu dần. VN-Index nhiều khả năng sẽ duy trì nhịp vận động trong vùng điểm 1.350-1.370 trong các phiên giao dịch tới.

Theo VDSC, VN-Index tiếp tục hành trình hồi phục nhưng diễn biến tăng điểm bắt đầu gặp khó tại vùng cản 1.366 điểm. Thanh khoản tăng so với 2 phiên trước và đạt mức trung bình 50 phiên, thể hiện động thái tranh chấp tại vùng cản của thị trường. Xét về VN30-Index thì diễn biến kém hơn, cả về mức tăng điểm và thanh khoản. Cho thấy thị trường đang phân hóa và dòng tiền đang tìm kiếm cơ hội tại các nhóm cổ phiếu đơn lẻ. Với động thái thận trọng tại vùng cản của VN-Index, đặc biệt là VN30- Index, thị trường sẽ tiếp tục bị cản và có thể lùi bước trong ngắn hạn.

Chốt phiên chiều 7/10, chỉ số VN-Index tăng 3,17 điểm lên 1.365,99 điểm. HNX-Index tăng 1,93 điểm lên 370,4 điểm. Upcom-Index tăng 0,58 điểm lên 97,96 điểm. Thanh khoản đạt 23,9 nghìn tỷ đồng trên cả 3 sàn.  Riêng sàn HOSE đạt hơn 19,99 nghìn tỷ đồng.

Tác giả: V. Hà

Theo: Vietnamnet
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến