CTS chuẩn bị chia cổ tức cho cổ đông
Nhiều cổ phiếu ngành chứng khoán trong 2 tháng đầu năm 2022 liên tiếp trồi sụt về vùng giá thấp nhất. Cổ phiếu SSI cán mốc 43.000 đồng/cp; CTS 36.950 đồng/cp; BSI 40.000 đồng/cp, HCM, SHS liên tục về vùng giá thấp nhất so với năm 2021.
Tuy nhiên một số cổ phiếu chứng khoán vẫn còn cơ hội. Mới đây, Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam -CTS đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ bằng việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức Ngày 29/3 tới đây, HĐQT CTS sẽ chốt danh sách cổ đông phát hành hơn 8,5 triệu cổ phiếu trả cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ phát hành 8%, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận về 8 cổ phiếu mới…
Theo đó, CTS tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ lợi nhuận sau thuế, trích quỹ và chi trả cổ tức của năm 2018, toàn bộ lợi nhuận sau thuế và trích quỹ năm 2019 và một phần lợi nhuận sau thuế và trích quỹ năm 2020. Mức vốn điều lệ dự kiến sau khi phát hành thành công toàn bộ số cổ phiếu để trả cổ tức là 1.149,48 tỷ đồng, tương đương số vốn điều lệ dự kiến tăng thêm thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức là gần 85,2 tỷ đồng.
Năm 2021, CTS đạt 387 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, gấp 3 lần số lãi đạt được năm 2020. Tổng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của CTS đến 31/12/2021 đạt 656 tỷ đồng. Ngoài ra công ty còn gần 43 tỷ đồng trong quỹ dự phòng tài chính và rủi ro nghiệp vụ, còn gần 43 tỷ đồng trong quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và hơn 6 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần.
Để có nguồn vốn tạo điều kiện cho phát triển kinh doanh, CTS vừa công bố Nghị quyết HĐQT thông qua việc ký kết hợp đồng vay vốn trung hạn tại Ngân hàng Deutsche Bank với số tiền 100 triệu USD. Trong đó, CTS sẽ vay tối đa 50 triệu USD kỳ hạn 2 năm và vay tối đa 50 triệu USD kỳ hạn 3 năm. Mục đích vay vốn nhằm giải ngân phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của Công ty trên cơ sở tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành. Năm 2021, CTS đã ký kết các gói vay với tổng trị giá 90 triệu USD - tương đương hơn 2.000 tỷ đồng đến từ nhóm các ngân hàng Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc).
Số liệu tính tới cuối năm 2021 cho biết CTS có dư nợ cho vay margin gần 1.500 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu công ty đạt 1.812 tỷ đồng. Như vậy, tỷ lệ dư nợ cho vay của công ty hiện chỉ đạt 0,82 lần và còn khá nhiều "room" cho vay.
Điểm nhấn kỹ thuật cho thấy, CTS vừa tạo nền quanh vùng giá 36.000đ, thanh khoản cổ phiếu đã vượt lên ngưỡng giao dịch trung bình 20 phiên, đồng thuận với xu hướng tăng của cổ phiếu. Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều ủng hộ xu hướng tăng giá. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên đường MA20 và MA50, cho thấy xu hướng tăng giá đang hình thành. Nhà đầu tư có thể mở vị thế tại đây và chốt lời khi cổ phiếu đạt ngưỡng 42.000 đồng/cp…
Không riêng gì CTS, ngay từ đầu năm 2022, nhiều công ty chứng khoán đã tăng vốn rầm rộ lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Dự kiến sẽ có 9 Công ty Chứng khoán có vốn điều lệ trên 5.000 tỷ đồng sau các đợt tăng vốn trong năm nay. Trong đó, 2 cái tên dẫn đầu là SSI và VND đều sẽ có vốn điều lệ trên 10.000 tỷ đồng.
Cổ phiếu chứng khoán thu hút dòng tiền
Đáng chú ý nhất phải kể đến kế hoạch tăng vốn gấp 33 lần từ gần 269 tỷ đồng lên mức 8.920 tỷ đồng của VPBank Securities sau khi được VPBank mua lại và đổi tên từ Chứng khoán ASC. Với kế hoạch tăng vốn khủng, VPBank Securities từ "bé hạt tiêu" có thể sẽ trở thành CTCK có vốn điều lệ lớn thứ 3 chỉ sau SSI và VNDirect. Dự kiến, số vốn thu được từ đợt phát hành thêm sẽ được để bổ sung cho nguồn lực cho mảng hoạt động kinh doanh môi giới, tự doanh và bảo lãnh phát hành chứng khoán.
Bên cạnh đó, cũng phải lưu ý đến SHS với tham vọng chen chân vào top đầu về vốn điều lệ với phương án phát hành 325,3 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 1:1) nhằm nâng vốn lên mức 6.505 tỷ đồng...
Một trong những nền tảng để nhà đầu tư đặt kỳ vọng về cổ phiếu chứng khoán, là sức hút của thị trường với các nhà đầu tư. Số liệu từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) cho biết trong tháng 2/2022, nhà đầu tư trong nước mở mới 210.883 tài khoản chứng khoán, tăng hơn 16.000 tài khoản so với tháng liền trước. 118 tài khoản mở mới đến từ nhà đầu tư tổ chức trong nước.
Như vậy, sau khi sụt giảm số lượng tài khoản mở mới trong tháng 1 bởi ảnh hưởng của kỳ nghỉ Tết nguyên đán, số lượng tài khoản mở mới đã tăng trở lại trên mức 200.000 tài khoản trong một tháng. Lũy kế 2 tháng đầu năm 2022, nhà đầu tư trong nước mở mới tổng cộng hơn 405.000 tài khoản chứng khoán, lớn hơn tổng lượng tài khoản mở mới trong cả năm 2020 (393.659 tài khoản).
Tính tới cuối tháng 2/2022, tổng số tài khoản chứng khoán tại Việt Nam bao gồm cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài là hơn 4,7 triệu tài khoản. Theo các chuyên gia với số liệu tài khoản nhà đầu tư mới mở trong 2 tháng đầu năm để sẵn sàng gia nhập thị trường, thì cổ phiếu nhiều nhóm ngành nói chung, đặc biệt là nhóm chứng khoán, vẫn còn cơ hội tăng trưởng.
Tác giả: Dương Thùy
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy