Các tòa nhà do tập đoàn bất động sản Evergrande xây dựng tại Quảng Châu, Trung Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tập đoàn Evergrande của Trung Quốc hôm 24/10 cho biết, họ đã tái khởi động hơn 10 dự án bất động sản ở 6 thành phố của Trung Quốc, bao gồm cả Thâm Quyến, trong một tuyên bố được đưa ra sau khi tập đoàn này dường như đã tránh được kịch bản vỡ nợ vào phút chót hồi tuần trước.
Ngày 31/8, Evergrande cho hay một số dự án của tập đoàn đã bị đình chỉ vì sự chậm trễ trong việc thanh toán cho các nhà cung cấp và nhà thầu và họ đang đàm phán để tiếp tục việc xây dựng. Evergrande, vốn đang ngụp lặn trong khủng hoảng với khoản nợ lên tới hơn 300 tỷ USD, đã không tiết lộ về số dự án cụ thể mà họ phải tạm dừng triển khai trong tổng sổ 1.300 dự án bất động sản trên khắp Trung Quốc.
Đến ngày 24/10, Evergrande thông báo trong một bài đăng trên tài khoản Wechat rằng một số dự án mà họ tiếp tục thực hiện đã bước vào giai đoạn trang trí nội thất, trong khi các tòa nhà khác đã hoàn thành việc xây dựng.
Tập đoàn Trung Quốc khẳng định những nỗ lực của họ trong việc đảm bảo quá trình xây dựng được diễn ra sẽ củng cố niềm tin thị trường. Evergrande cũng công bố một số bức ảnh của các công nhân xây dựng trong nhiều dự án khác nhau và có đóng dấu ngày, giờ.
Nhà phát triển bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc hồi tháng trước đã cam kết với người mua tiềm năng rằng họ sẽ hoàn thành việc xây dựng nhà ở và khẳng định đang tiến hành theo kế hoạch việc xây dựng một trong những sân vận động bóng đá lớn nhất thế giới ở thành phố Quảng Châu.
Tuần trước, động thái hoàn trả 83,5 triệu USD tiền lãi một trái phiếu đến hạn hôm 23/9 (với thời gian ân hạn 30 ngày) đã giúp Evergrande tránh được kịch bản vỡ nợ và mang lại cho tập đoàn này thêm một tuần để chống chọi với cuộc khủng hoảng nợ đang đe dọa sự ổn định của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Hôm 22/10, Evergrande cũng đã công bố kế hoạch hoạt động tương lai, trong đó dành nhiều ưu tiên cho mảng kinh doanh xe điện thay vì bất động sản.
Cuộc khủng hoảng của Evergrande đã đe dọa sự ổn định của ngành bất động sản trị giá 5.000 tỷ USD của Trung Quốc vốn chiếm đến 1/4 nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng này cũng đang được theo dõi rộng rãi, bởi các thị trường tài chính toàn cầu do lo ngại về khả năng cuộc khủng hoảng lây lan rộng hơn.
Tác giả: Phương Nga
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy