Tin liên quan
Trước thời điểm "cầu cứu" Bộ Công thương về Quyết định của bộ này trong việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩui đây, thì tập đoàn này đã công bố những con số khủng về tình hình tài chính kinh doanh năm 2015. Cụ thể, lũy kế cả năm 2015, Hòa Phát đạt gần 28 nghìn tỷ đồng doanh thu thuần ( hơn 1,2 tỷ USD), tăng gần 2.000 tỷ VND tương ứng tăng 7,5% so với năm 2014, bỏ xa hai doanh nghiệp lớn khác là Tổng Công ty Thép Việt Nam và Hoa Sen Group lần lượt là 17,9 nghìn tỷ đồng và 17,4 nghìn tỷ đồng . Đây là năm thứ hai doanh thu của Hòa Phát vượt qua mức 1 tỷ USD.
Đóng góp chính cho hoạt động kinh doanh của công ty vẫn là mảng thép với doanh thu chiếm hơn 80% gồm thép xây dựng, ống thép, than coke và khoáng sản.
Năm 2015 là một năm không ít khó khăn cho ngành thép trong nước, nguyên nhân được xác định bởi việc tăng mạnh nhập khẩu thép khiến nguồn cung dư thừa, qua đó kéo theo giá thép giảm mạnh.
Chỉ tính riêng trong năm 2015, lượng phôi thép nhập khẩu về Việt Nam đã lên tới gần 1,9 triệu tấn, tăng hơn 300% so với năm 2014. Phôi thép nhập khẩu ồ ạt khiến nhiều doanh nghiệp nội bị thu hẹp thị phần, chỉ vận hành khoảng 50% công suất. Giá thép giảm mạnh trong năm 2015 khiến không ít doanh nghiệp gặp khó khăn, bán lỗ vốn như trường hợp Công ty Cổ phần Thép Việt Ý hay Công ty Cổ phần Tập đoàn Thép Tiến Lên.
Mặc cho các doanh nghiệp khác đang trong tình trạng lao đao, đối mặt với nguy cơ phải dừng sản xuất và phá sản, “ông lớn" Hòa Phát vẫn lãi ròng hơn 3.500 tỷ đồng, dù chỉ tăng chưa đến 8% so với năm 2014, nhưng đây là con số rất ấn tượng, vượt trội hơn hẳn so với các doanh nghiệp cùng ngành và gấp hơn 5 lần Hoa Sen - doanh nghiệp đứng đầu thị trường trong phân khúc tôn mạ.
Với riêng Hòa Phát, CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (Chứng khoán HSC) cho rằng, công ty này sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm sau nhờ việc tăng công suất đối với tất cả các chủng loại sản phẩm.
Dù lãi lớn, ngày 18/2, Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát (một thành viên của Tập đoàn Hòa Phát) vẫn bày tỏ sự khẩn thiết trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc phôi thép nhập khẩu ồ ạt trong tháng 1/2016 khi chỉ ra thực trạng nhập khẩu phôi thép rất nghiêm trọng hiện nay. Khi chỉ rõ nguy cơ “lượng nhập khẩu quá lớn, ngành sản xuất thép Việt Nam chắc chắn không thể trụ vững và gặp rất nhiều khó khăn, nguy cơ quay trở lại 10 năm trước, phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn thép nhập khẩu”.
Điều này là trái với chủ trương của Chính phủ tại Quyết định số 55/2007/QĐ–TTg coi ngành sản xuất phôi thép là ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của ngành công nghiệp thép Việt Nam, đến đời sống của hàng chục vạn cán bộ công nhân viên ngành thép và kéo theo nhiều hệ lụy khác.
Các đơn vị liên quan đến sản xuất thép trong nước: Tổng Công ty Thép Việt Nam (VnSteel), Hiệp hội Thép Việt Nam đồng loạt khẩn thiết kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, Ngành sớm có biện pháp hữu hiệu để kiểm soát lượng phôi thép nhập khẩu. Bộ Công thương sớm xử lý và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với ba vụ kiện liên quan sản phẩm phôi thép và thép dài, thép mạ kẽm, thép mạ lạnh và thép mạ màu…
Tập đoàn Hòa Phát kêu cứu tới Thủ tướng Chính phủ vì hiện tượng nhập khẩu phôi thép ồ ạt từ Trung Quốc
Bên cạnh đó, kiến nghị Bộ Khoa học và Công nghệ sớm ban hành tiêu chuẩn về phôi thép để các cơ quan Nhà nước có căn cứ kiểm tra việc nhập khẩu phôi thép từ nước ngoài, kiến nghị Tổng cục hải quan giám sát chặt chẽ việc kê khai mã HS của phôi thép nhập khẩu tránh việc gian lận thương mại, tạo điều kiện để ngành thép trong nước duy trì ổn định, tiếp tục phát triển.
Trước kiến nghị của một loạt các doanh nghiệp lớn trong ngành sản xuất thép, ngày 07/03/2016, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 862/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam. Trên cơ sở kết luận điều tra sơ bộ, biện pháp tự vệ tạm thời được Bộ Công thương áp dụng với mức thuế tương đối là 23.3% đối với phôi thép và 14.2% đối với thép dài và được áp dụng tối đa trong vòng 200 ngày.
Riêng với hàng hoá có xuất xứ từ các nước kém phát triển, nếu số lượng hàng hoá nhập khẩu của nước đó vào Việt Nam không vượt quá 3% tổng lượng hàng hoá nhập khẩu bị điều tra và tổng lượng hàng hoá nhập khẩu các nước đó vào Việt Nam dưới 9% tổng lượng hàng hoá nhập khẩu bị điều tra thì sẽ không bị áp dụng biện pháp tự vệ.
Hoa Nông
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy