Tin liên quan
Thứ 4 (19/3) các công tố viên Hàn Quốc đã tiến hành lục soát trụ sở của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Hàn Quốc(KNOC) và Tập đoàn Xây dựng Keangnam vì cáo buộc họ sai phạm liên quan đến một dự án phát triển nguồn tài nguyên đã bị hủy bỏ ở Nga trong suốt thời gian chính quyền ông Lee Myung bak tại vị.
Tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark Tower (ảnh: thanhnien)
Các công tố viên đã tịch thu hồ sơ sổ sách kế toán và các văn bản tại trụ sở chính của công ty dầu khí nhà nước ở Ulsan và của nhà thầu Keangnam tại Seoul.
Nguồn tin cho biết hiệp hội các công ty Hàn Quốc (có bao gồm 2 tập đoàn trên) được hình thành để đầu tư 300 tỉ won (tương đương 272 triệu USD) vào một dự án phát triển giếng dầu ở bán đảo Kamchatka, Nga từ năm 2005 đến 2009. KNOC và Keangnam là hai cổ đông lớn nhất của dự án trên. Hiệp hội này đã rút khỏi dự án từ năm 2010.
Vào thời điểm đó, hiệp hội trên giữ 45% cổ phần trong dự án tại Nga. Trong số đó, KNOC giữ lượng cổ phiếu lớn nhất với 27,5% theo sau đó là tập đoàn Keangam với 10% và Khí đốt SK với 7,5%.
Các công tố viên cũng báo cáo tìm kiếm nhà của Seong Wan-jong, cổ đông lớn nhất của tập đoàn Keangnam và cựu nghị sĩ của Đảng Saenuri cầm quyền. Seong được cho là người thân cận của Lee Sang-deuk, anh trai của cựu tổng thống.
Các công tố cũng sẽ rà soát sự tham gia của tập đoàn Keangnam trong một dự án phát triển ni-ken ở Madagascar. Trước đó tập đoàn xây dựng này đã rút khỏi hiệp hội các công ty Hàn Quốc do không đủ điều kiện tài chính để tham gia.
Khi Keangnam không đủ khả năng thanh toán cho khoản đầu tư vì điều kiện tài chính hạn hẹp, tập đoàn Tài nguyên Hàn quốc (KORES) đã trả 17,1 tỉ won trên danh nghĩa tập đoàn xây dựng này. Năm 2010 khi Keangnam rút khỏi dự án, KORES cũng mua lại cổ phần của tập đoàn xây dựng này với giá cao hơn trong hợp đồng, kết quả là thua lỗ 11.6 tỉ won.
Cuộc điều tra này là đỉnh điểm trong cuộc chiến chống tham nhũng của Tổng thống Park Geun-hye.Hôm thứ ba(17/3), bà tuyên bố sẽ loại bỏ tất cả những sai phạm kéo lùi tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Tập đoàn xây dựng Keangnam Enterprises bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 2008. Tuy nhiên trong thời gian này tập đoàn xây dựng đã gây ra nhiều tai tiếng và phẫn nộ dư luận trong việc thực thi các dự án. Cụ thể, khi thi công tòa nhà cao nhất VN - Keangnam Hanoi Landmark Tower đã xảy ra 2 tai nạn liên tiếp làm 4 công nhân thiệt mạng. Khi đưa vào sử dụng mức phí ban quản lý thu là 17.130 đồng/m2 bị người dân phản đối rầm rộ, sau đó buộc phải giảm xuống 4.000 đồng/m2.
Tú Anh (theo Koreatimes)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy