Các container rác thải của Canada tại cảng Subic của Philippines. (Ảnh: CBC/TTXVN)
Ngày 31/5, một tàu chở hàng của Philippines đã rời Vịnh Subic - một căn cứ hải quân cũ của Mỹ và hiện là cảng trung chuyển hàng hóa phía Tây Bắc thủ đô Manila, bắt đầu hành trình đưa 69 container chứa rác thải về lại Canada.
Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Môi trường Canada Catherine McKenna đã hoan nghênh động thái trên, đồng thời khẳng định sẽ hợp tác chặt chẽ với phía Philippines.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin cũng bày tỏ vui mừng khi con tàu này rời cảng, đưa rác thải trở lại Canada.
Trong hai năm 2013 và 2014, một công ty của Canada đã chuyển tới Philippines 103 container rác điện tử và rác sinh hoạt.
Những container rác này, được nhập khẩu vào Philippines dưới “nhãn” nhựa để tái chế, đã mục nát tại một cảng gần Manila trong gần 6 năm qua.
34 trong số những container trên đã được tiêu hủy tại Philippines, bất chấp sự phản đối của nhiều quan chức địa phương và các tổ chức môi trường.
Phía Canada đã nhiều lần khẳng định với Chính phủ Philippines sẽ nhanh chóng vận chuyển và xử lý các container rác này.
Tuy nhiên, sau thời hạn chót (ngày 15/5) mà Philippines yêu cầu Canada phải thu nhận lại toàn bộ số rác thải đã chuyển tới nước này, Manila đã triệu hồi Đại sứ và Tổng lãnh sự Philippines tại Canada, đẩy mối quan hệ giữa 2 nước vào tình trạng căng thẳng.
Đỉnh điểm, ngày 22/5 vừa qua, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã chỉ trích mạnh mẽ Canada, đồng thời yêu cầu Ottawa ngay lập tức đưa rác về nước, nếu không Manila sẽ thuê một công ty vận tải tư nhân vận chuyển và đổ 69 container chứa rác vào vùng lãnh hải nước này.
Sau đó, Chính phủ Canada đã ký một hợp đồng với công ty Bolloré Logistics Canada để đưa các container rác thải từ Philippines về Canada.
Toàn bộ chi phí liên quan đến công tác chuẩn bị, vận chuyển và tiêu hủy rác do Chính phủ Canada đảm nhiệm.
Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã nhận một lượng lớn rác thải nhựa từ khắp các nước trên thế giới. Tuy nhiên, năm 2018, Bắc Kinh đã quyết định không nhận rác thải từ nước ngoài nhằm làm sạch môi trường. Do đó, một lượng lớn rác thải nhựa đã được đưa sang các nước Đông Nam Á, trong đó có Malaysia, Indonesia và Philippines.
Theo ước tính của Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF), khoảng 300 triệu tấn nhựa được sản xuất mỗi năm.
Rác thải nhựa đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đang trở thành một vấn nạn môi trường của thế giới.
Theo TTXVN
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy