Theo cuộc điều tra thực hiện mới đây tại Ukraine, ngày càng nhiều người dân nước này mệt mỏi vì xung đột quân sự và họ chấp nhận đàm phán, từ bỏ một phần đất đai để bảo toàn sinh mạng và có được cuộc sống bình yên.
Binh lính Ukraine ở thủ đô Kiev. Ảnh: Getty.
Một nhóm giáo sư các trường đại học Mỹ và Anh đã quan sát tâm lý, tình cảm của người Ukraine trong nhiều năm. Hồi tháng 6 và tháng 7/2024, họ hợp tác với Viện Xã hội học quốc tế Kiev (KIIS) để thực hiện mộc cuộc thăm dò dư luận qua điện thoại đối với 2.200 người đại diện cho dân chúng đã trưởng thành ở các khu vực do chính phủ Ukraine kiểm soát. Cuộc thăm dò này kế tiếp cuộc điều tra xã hội từ tháng 10/2022.
Kết quả điều tra lần này cho thấy người dân Ukraine lo lắng về tình trạng mệt mỏi do chiến tranh và có sự gia tăng số người ủng hộ đàm phán với Nga, chấp nhận nhượng đất cho Nga để có được hòa bình.
Cởi mở về chuyện thỏa hiệp
Thái độ của người dân Ukraine đối với việc nhượng lãnh thổ đã bắt đầu thay đổi, dù là ở mức độ nhẹ. Đa phần người dân nước này phản đối việc nhượng đất kể từ năm 2014 nhưng cuộc điều tra toàn diện và thường kỳ của riêng KIIS đã cung cấp bằng chứng về việc có nhiều người Ukraine (khoảng 1/3 số người Ukraine) thừa nhận rằng nhượng lãnh thổ là điều cần thiết.
Trong giai đoạn tháng 6-7/2024, nhóm điều tra xã hội học đã lặp lại một câu hỏi đưa ra hồi tháng 10/2022 về vấn đề nhượng lãnh thổ.
Sự khác biệt lớn nhất trong câu trả lời nằm ở chỗ sau đây: Vào năm 2022, có tới 71% người được hỏi ủng hộ đề xuất “tiếp tục chống lại cuộc chiến của người Nga cho tới khi tất cả lãnh thổ Ukraine, bao gồm cả bán đảo Crimea, được giải phóng”. Nhưng vào năm 2024, sự ủng hộ dành cho lựa chọn này đã tụt xuống chỉ còn 51%.
Vào năm 2022, chỉ 11% đồng ý với việc “cố gắng đạt một thỏa thuận song phương về ngừng bắn tức thời có điều kiện và bắt đầu thương lượng”. Năm 2024, tỷ lệ tăng lên thành 31%.
Việc tiếp tục xung đột vũ trang bị coi là mang lại nhiều rủi ro hơn so với phương án chấp nhận nhượng một phần lãnh thổ - điều có thể giúp bảo toàn mạng sống người dân, bảo đảm chủ quyền của Ukraine và bảo vệ an ninh của Ukraine trong tương lai.
Nghiên cứu gần đây của KIIS cho thấy trong kịch bản đàm phán giả định, quan điểm của người dân về tầm quan trọng của bảo tồn toàn vẹn lãnh thổ có thể phụ thuộc vào bất cứ thỏa thuận khả thi nào có khả năng bảo vệ những điều khác mà người dân quan tâm.
Khát khao giữ sinh mạng và cuộc sống yên bình
Trong hai năm rưỡi qua, xung đột Nga - Ukraine tàn khốc đã ảnh hưởng cuộc sống thường nhật của đông đảo người dân Ukraine. Nhiều người trong số họ (43%) tin rằng xung đột này sẽ kéo dài thêm ít nhất là một năm nữa. Hầu hết các đối tượng trong cuộc điều tra đều chưa bị thương tích cơ thể do “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga tại Ukraine, còn tỷ lệ người bị thương chiếm 12%. Một nửa trong số những người được hỏi đã chứng kiến hoạt động quân sự khốc liệt, và hầu hết (62%) đã mất một người thân trong gia đình hoặc một người bạn do xung đột này. Khoảng 1/3 số người trong cuộc thăm dò đã phải thay đổi chỗ ở do xung đột với Nga.
Cuộc thăm dò này cũng cho thấy người dân Ukraine thừa nhận tình trạng mệt mỏi do chiến sự và kết quả này là nhất quán với các báo cáo khác.
Thay vì hỏi trực tiếp về sự mệt mỏi của bản thân đối tượng, nhóm thăm dò đã hỏi gián tiếp rằng liệu họ có lo lắng về sự mệt mỏi ở những công dân Ukraine khác hay không. Kết quả rất đáng chú ý: “58% lo lắng “rất nhiều”, 28% lo lắng “một chút”, trong khi chỉ 10% nói rằng họ không lo ngại về tình trạng mệt mỏi do chiến tranh.
Theo kết quả điều tra, người Ukraine vẫn lạc quan rộng rãi về việc phương Tây tiếp tục viện trợ cho nước này, mặc dù ở mức độ thấp hơn so với hồi tháng 10/2022. Hiện nay 19% tin rằng sự ủng hộ của phương Tây tiếp tục gia tăng (tỷ lệ này giảm xuống từ mức 29% vào năm 2022), còn 35% tin rằng sự ủng hộ sẽ giữ nguyên (giảm từ mức 41% hồi năm 2022). Tuy nhiên, số người tin rằng viện trợ phương Tây sẽ ngừng đã tăng lên mức 13% so với chỉ 3% vào năm 2022.
Nhóm điều tra chia những người được hỏi làm 2 nhóm. Với nhóm thứ nhất, họ hỏi “quý vị có chấp nhận để Ukraine nhượng một phần lãnh thổ để chấm dứt xung đột” hay không. Câu trả lời “Có” được khoảng 24% đối tượng đưa ra. Với nhóm thứ hai, họ hỏi “quý vị có chấp nhận để Ukraine nhượng một phần lãnh thổ để cứu mạng sống và chấm dứt xung đột” thì có tới 34% đối tượng trả lời “Có”.
Như vậy, nhượng lãnh thổ gắn với cứu sinh mạng, và điều này gia tăng sự ủng hộ của người dân Ukraine cho giải pháp nhượng đất để đổi lấy hòa bình.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy