Một nhân viên đếm tiền giấy rupiah của Indonesia. (Nguồn: thestar)
Theo các nhà kinh tế, thâm hụt ngân sách nhà nước của Indonesia trong năm nay có thể lên tới mức tương đương 2,8% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), cao hơn rất nhiều so với mục tiêu của chính phủ trong bối cảnh nguồn thu bị thu hẹp do cải cách thuế.
Nhà kinh tế Tauhid Ahmad thuộc Viện Phát triển Kinh tế và Tài chính (Indef) cho rằng thâm hụt ngân sách năm 2020 có thể lên tới 486.000 tỷ rupiah (khoảng 35,5 tỷ USD), so với mục tiêu của chính phủ là 307.200 tỷ rupiah tương đương 1,76% GDP.
Theo ông Tauhid, chính phủ đang quá lạc quan với giả định nguồn thu thuế sẽ tăng 13%, quá cao so với mức tăng thực tế 8-9% mỗi năm.
Bất ổn kinh tế toàn cầu và kế hoạch cải cách thuế của chính phủ thông qua Omnibus (đạo luật gồm nhiều nội dung khác nhau, trong đó có việc miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân) sẽ dẫn đến việc nguồn thu thuế thấp hơn dự kiến.
Bên cạnh đó, rủi ro xuất phát từ dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (2019-nCoV) khiến các hoạt động sản xuất kinh doanh tại Trung Quốc tạm thời bị đóng cửa, cùng sự trì trệ của nền kinh tế Mỹ, các rủi ro địa chính trị do tình trạng biến đổi khí hậu và cuộc xung đột tại Trung Đông sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu và giá cả hàng hóa toàn cầu.
Năm 2019, bội chi ngân sách nhà nước của Indonesia lên tới 2,2% GDP, cao hơn mục tiêu 1,8% GDP của chính phủ do thu ngân sách bị thất thu khoảng 207.900 tỷ rupiah.
Cụ thể, thu ngân sách nhà nước chỉ đạt 1,96 triệu tỷ rupiah, thấp hơn mục tiêu là 2,16 triệu tỷ rupiah. Trong đó, nguồn thu thuế đạt 1,33 triệu tỷ rupiah, tương đương với 84,4% kế hoạch, gây thất thu 245.500 tỷ rupiah, mức cao nhất trong ít nhất 5 năm qua.
Hôm 5/2 vừa qua, Bộ trưởng Tài chính Sri Mulyani Indrawati cho biết các biện pháp cải cách thuế sâu rộng thông qua dự luật Omnibus hiện đang chờ Hạ viện thông qua trước khi chính thức triển khai.
Theo bà Sri Mulyani, dù cắt giảm thuế cho các doanh nghiệp song chính phủ sẽ mở rộng các đối tượng thu thuế và tối đa hóa chi tiêu công để tránh sốc cho nền kinh tế.
Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Sri Mulyani công bố rằng chính phủ Indonesia sẽ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ mức 25% hiện nay xuống còn 22% vào năm 2021 và sau 20% vào năm 2023; bãi bỏ thuế cổ tức đồng thời giảm thuế thu nhập cá nhân cho người dân trong nước và các kiều dân ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, Indonesia cũng sẽ buộc các công ty kỹ thuật số toàn cầu hoạt động tại nước này phải trả 10% thuế giá trị gia tăng (VAT) bất chấp việc các công ty này đặt trụ sở tại đâu.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy