Ông Nguyễn Trọng Thông, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Hà Đô (mã HDG) đồng thời là người đứng đầu Công ty CP Đầu tư An Lạc
Công ty CP Đầu tư An Lạc thành lập ngày 5/3/2002 và hoạt động trên ba lĩnh vực chính là đầu tư, xây dựng và kinh doanh bất động sản. Người đứng đầu công ty là ông Nguyễn Trọng Thông, ông Thông cũng là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Hà Đô (mã HDG).
Số liệu cho thấy Hà Đô nắm 7% vốn Đầu tư An Lạc, công ty đã xác định giá trị ghi sổ khoản đầu tư này là 12 tỷ đồng. Tuy vậy, khoản đầu tư này không được thể hiện trên BCTC kiểm toán năm 2017.
Trên trang chủ, mảng thủy điện của Đầu tư An Lạc bao gồm dự án nhà máy thủy điện Nhạn Hạc, thủy điện Za Hưng và thủy điện Nậm Pông.
Điều trùng hợp khá thú vị Công ty CP Za Hưng cũng cho biết đang thực hiện các dự án thủy điện kể trên.
Thực tế, đây cũng có thể hiểu là sự hợp tác liên doanh – liên kết giữa hai doanh nghiệp. Tìm hiểu cho thấy, Đầu tư An Lạc là cổ đông của Công ty CP Za Hưng (tính đến ngày 7/8/2018 nắm 25,26% vốn), trong khi đó Hà Đô nắm 51,75% vốn doanh nghiệp thủy điện này.
Chưa dừng lại ở đó, Đầu tư An Lạc tiếp tục thể hiện “dấu ấn” tại hướng đi mới của Hà Đô. Theo đó, nhằm tận dụng chính sách ưu đãi của Chính Phủ về giá điện, Tập đoàn quyết định đã mua lại 75% vốn góp Công ty TNHH Năng lượng Tái tạo Bách Nhật (nay đã đổi tên là công ty CP Hà Đô Bình Thuận); 14% vốn góp do công ty CP Za Hưng nắm giữ và 11% còn lại do Đầu tư An Lạc nắm.
Số vốn góp vào đầu tư dự án nhà máy năng lượng sạch này cũng không hề nhỏ. Cụ thể, cam kết vốn đầu tư vào dự án nhà máy năng lượng của Hà Đô Bình Thuận tính đến ngày 30/6/2018 đã lên tới gần 880 tỷ đồng, trong đó gần 126 tỷ đồng đã được phê duyệt.
Hà Đô cho vay không bảo đảm 337 tỷ
Không chỉ có sự liên kết nhất định ở các dự án, An Lạc cũng nhận được sự hỗ trợ vốn từ phía Hà Đô. Cụ thể, An Lạc vay ngắn hạn Công ty CP Hà Đô – 756 Sài Gòn, công ty con của Hà Đô, 237 tỷ đồng (tính đến 30/6/2018), đây là khoản vay không được đảm bảo với lãi suất 4,5% - 9,3%/năm. Cùng với đó, doanh nghiệp cũng nợ dài hạn Hà Đô 100 tỷ đồng, đây cũng là khoản vay không được đảm bảo, lãi suất 8%/năm và đáo hạn vào năm 2020.
Tính đến thời điểm giữa năm 2018, An Lạc đã nợ Hà Đô tổng cộng 337 tỷ đồng và nợ tiền lãi hơn 18,4 tỷ.
Nợ vay của Đầu tư An Lạc với Hà Đô tăng dần qua các năm. Cụ thể trong năm 2017, các khoản vay ngắn/dài hạn của họ với Hà Đô là 266 tỷ đồng, hoàn trả vay ngắn hạn 75 tỷ, nợ lãi vay gần 14,5 tỷ; trước đó năm 2016 là 96,6 tỷ đồng.
Về tình hình tài chính của Đầu tư An Lạc, doanh thu thuần trong năm 2016 đạt hơn 15,1 tỷ đồng, giảm gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái, doanh nghiệp qua đó lỗ ròng 3,6 tỷ đồng, trong khi năm 2015 ghi nhận lãi 4,8 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh lỗ, doanh nghiệp cũng ghi nhận mất cân đối về mặt tài chính khi nợ ngắn/dài hạn lên đến 480,2 tỷ đồng, tăng gần 52% so với số đầu kỳ và gấp hơn 1,64 lần vốn chủ sở hữu.
Về các mảng kinh doanh, ngoài thủy điện, doanh nghiệp này đang thực hiện một số dự án bất động sản như Dự án Tiểu khu đô thị Nam La Khê, Hà Đông, Hà Nội (diện tích xây dựng 5.250 m2, tổng mức đầu tư 251 tỷ, tổng vốn 3.347 tỷ), dự án chung cư Phùng Khoang (quy mô 17.200 m2, tổng mức đầu tư 235 tỷ), dự án chung cư 38 Hoàng Ngân (quy mô 4.000 m2), khu nhà ở An Lạc Mỹ Đình, khu đô thị Đại học Vân Canh.
Theo Nhà đầu tư
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy