Liên quan đến vụ việc hổ tấn công một cháu bé, ngày 7/6, ông Thiều Văn Lực, Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa cho biết, giấy chứng nhận của trang trại nuôi động vật hoang dã tại khu vực cồn Tàu Voi, xã Xuân Tín, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa), do gia đình bà Lê Thị Hồng, trú tại số 13, BT7, Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, (Hà Nội) đại diện chủ trại nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm (trại nuôi hổ) đã hết thời hạn từ ngày 22/5/2017.
Ông Lực cũng cho biết, cơ quan chức năng đang yêu cầu gia đình bà Lê Thị Hồng báo cáo, đồng thời có trách nhiệm với em Mai Văn Chiến (13 tuổi, ngụ tại xã Quảng Phú, huyện Thọ Xuân) khi bị hổ nhà bà Hồng táp vào chân phải trưa ngày 28/5, hiện đang phải chữa trị tại Viện bỏng Quốc gia (Hà Nội).
Trong điều kiện nuôi nhốt, những chú hổ vẫn rất hung dữ.
“Hiện giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi hổ của gia đình bà Hồng đã hết thời hạn từ ngày 22/5/2017. Gia đình bà Hồng đang làm đơn đề nghị các cơ quan chức năng ra hạn giấy phép và chưa được cấp lại thì xảy ra vụ việc. Chúng tôi sẽ xem đây là một trong những tình tiết để sau này xem xét có tiếp tục cấp giấy chứng nhận nuôi nhốt hổ nữa không” – ông Lực nói.
Trước đó, trưa ngày 28/5, sau khi tổng kết năm học, em Chiến (học sinh lớp 7, trường THCS Quảng Phú, huyện Thọ Xuân) và hai bạn học cùng lớp rủ nhau tới trại nuôi hổ (ở cồn Tàu Voi, xã Xuân Tín) của gia đình bà Hồng để xem hổ. Khi em Chiến trèo lên cây giáp tường rào để xem thì bất ngờ bị một con hổ trong trại nhảy lên táp vào chân phải làm bị thương.
Cơ quan chức năng cân nhắc việc có tiếp tục cấp phép cho trại nuôi hổ không
Do khu vực trại hổ nằm cách biệt với khu dân cư nên hai bạn đi cùng đã chở em Chiến về nhà. Bố mẹ Chiến thấy vết thương liên tục chảy máu nên đưa đến trạm y tế xã Quảng Phú băng bó. Thấy vết thương sâu, không thể cầm máu nên các y bác sĩ đề nghị gia đình chuyển cháu lên Bệnh viện huyện Thọ Xuân.
Đến nơi, qua thăm khám bệnh viện lại tiếp tục giới thiệu lên Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Sau khi đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa, các bác sĩ hội chẩn đánh giá vết thương nặng và phức tạp nên em Chiến tiếp tục được chuyển ra Viện bỏng Quốc gia để điều trị.
Được biết, tháng 5/2012, Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa cấp giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh trưởng/ sinh sản động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm cho trại nuôi hổ này trong thời hạn 5 năm với số lượng 12 cá thể. Quá trình nuôi, 1 con bị chết. Mỗi con hổ hiện tại có trọng lượng từ 150-170 kg.
Trang trại trước đây do ông Nguyễn Mậu Chiến làm chủ. Ngày 27/4/2017, ông Chiến bị bắt vì liên quan đến việc buôn bán động vật hoang dã trái phép. Từ đó đến nay, ông ủy quyền lại cho vợ mình là bà Lê Thị Hồng quản lý. Quá trình nuôi, ông Chiến và bà Hồng thuê nhân viên trông coi.
Lương Thị
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy