12 năm mỏi mòn chờ sổ đỏ
Sáng 30/7, UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Sở TTTT tỉnh đã tổ chức cuộc họp báo thường kỳ quý 2, năm 2018.
Tại hội nghị, ông Phạm Đăng Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã chủ trì và lắng nghe những ý kiến trao đổi thắng thắn của nhiều phóng viên, nhà báo đến từ các cơ quan thông tấn báo chí hoạt động tại Thanh Hóa.
Ông Phạm Đăng Quyền phát biểu tại hội nghị
Trước những vấn đề nóng và gây bức xúc dư luận đã được báo chí phản ánh trong thời gian qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã trực tiếp chỉ đạo và khẳng định sẽ xử lí dứt điểm.
Một trong những vấn đề nhức nhối được đưa ra thảo luận tại hội nghị, đó chính là tình trạng 12 năm mỏi mòn chờ sổ đỏ của 31 hộ dân đã nhường đất cho dự án Nhà máy xi măng Công Thanh tại thôn Tam Sơn, xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa).
Tại xã Tân Trường, Tĩnh Gia, 12 năm chưa cấp sổ đỏ cho dân
Mặc dù đã đến vùng tái định cư được 12 năm, đến nay, người dân vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, điều này đã gây nhiều khó khăn cho bà con khi không thể “an cư lạc nghiệp” đúng nghĩa, trong khi đó, chính quyền địa phương thì tỏ ra bế tắc không tìm ra hướng giải quyết.
Trả lời chất vấn của các đại biểu liên quan đến vấn đề này, ông Lê Thế Kỳ, Phó Chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia thừa nhận, đây thực sự là một vấn đề khó khăn của người dân xã Tân Trường, cũng là vấn đề nhức nhối, khó gỡ của địa phương.
Theo ông Kỳ, nguyên nhân mấu chốt của tình trạng này là do còn nợ tiền thuế trước bạ nên chưa thể làm sổ đỏ cho dân. Đến thời điểm này, huyện Tĩnh Gia vẫn còn đang loay hoay chưa rõ sẽ lấy nguồn tiền từ đâu, trong khi doanh nghiệp và người dân đều cho rằng mình không có nghĩa vụ phải đóng khoản thuế này.
Nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, trách nhiệm chính thuộc về huyện Tĩnh Gia, ngay từ khi bắt đầu dự án, chính quyền địa phương đã không làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan, để tình trạng kiện cáo phức tạp kéo dài nhiều năm không hồi kết.
Về vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo, cần phải nhanh chóng xử lí dứt điểm để người dân ổn định cuộc sống bởi ở đây đa phần người dân tộc thiểu số thuộc khu vực 135, điều kiện khó khăn.
Ông Phạm Đăng Quyền cũng giao Sở Tài nguyên – Môi trường, Ban Dân tộc, UBND huyện Tĩnh Gia và các đơn vị liên quan sớm xử lí dứt điểm tình trạng này.
Những dự án trên giấy
Tình trạng ì ạch, không triển khai hoạt động dẫn đến bỏ hoang của nhiều dự án lớn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng đã được báo chí phản ánh tại hội nghị. Trong đó, có dự án Khu biệt thự Hùng Sơn – Nam Sầm Sơn.
Mặc dù từ tháng 4/2004, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra Quyết định số 1420/QĐ-UB về việc thu hồ 266.000m2 đất (26ha) đất ven biển của 95 hộ gia đình, thuộc hai xã Quảng Hùng và Quảng Đại, giao cho Cty CP văn Phú Invest (Cty Văn Phú) để thực hiện DA Khu biệt thự Hùng Sơn – Nam Sầm Sơn.
Tiếp đó, ngày 24/12/2004, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 4218/QĐ-CT về việc phê duyệt kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng Khu biệt thự Hùng Sơn, kinh phí 4,991 tỷ đồng. Sau đó, UBND huyện Quảng Xương đã ra các Quyết định thu hồi đất của các hộ dân để chuẩn bị bàn giao cho chủ đầu tư.
Ngày 29/7/2010, UBND tỉnh ra Quyết định số 2636/QĐ-UBND, giao cho Cty Văn Phú 130.000m2 đất tại xã Quảng Hùng, để thực hiện đầu tư hạ tầng kỹ thuật, DA đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu biệt thự Hùng Sơn – Nam Sầm Sơn.
Tiếp theo, ngày 12/11/2013, UBND tỉnh lại có Quyết định giao Công ty Hùng Sơn 80.768,5m đất để triển khai xây dựng đường giao thông vào Dự án khu biệt thự. Mặc dù, dự án được kì vọng sẽ thay đổi bộ mặt ucar du lịch Sầm Sơn với những khu nghỉ dưỡng đẳng cấp, nhưng đến thời điểm hiện tại, đã 14 trôi qua, dự án vẫn nằm im lìm trên giấy khi chưa triển khai bất kì hạng mục nào.
Trả lời vấn đề này, bà Nguyễn Thị Thủy, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Thanh Hóa cho biết, dự án chưa triển khai do tồn tại nhiều khó khăn liên quan đến vấn đề giải phóng mặt bằng. Hiện, thành phố Sầm Sơn đang đấu mối với công ty để lật lại hồ sơ nhằm hoàn tất công tác GPMB cho dự án.
Lương Diễn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy