Tuy nhiên, xã này đã xin cắt lại của các hộ dân số tiền gọi là phí vệ sinh môi trường. Tổng số có 99 hộ được nhận tiền hỗ trợ đều phải đóng lại tiền cho xã. Hộ nào ít thì 50 nghìn đồng, nhiều thì 2 triệu đồng, tùy thuộc vào diện tích nuôi trồng thủy sản lớn hay nhỏ.
Trong đợt mưa bão năm 2017, hàng trăm ha đồng tôm của người dân huyện Hoằng Hóa bị mất trắng
Một người dân xã Hoằng Yến cho biết: “Trong buổi chi trả tiền hỗ trợ lũ lụt cho dân, xã cùng lúc tổ chức thu tiền gọi là phí vệ sinh môi trường. Nói là kêu gọi hỗ trợ nhưng lại quy định mức cụ thể cho từng hộ thì thật vô lí. Nhà tôi có 2ha nuôi tôm bị thiệt hại thì tôi phải đóng 350.000 đồng. Riêng tiền vệ sinh môi trường hàng tháng chúng tôi đã đóng 8000 đồng/khẩu”.
"Gia đình tôi có 4ha nuôi tôm quảng canh, xã quy cho gia đình tôi mức đóng là 360.000 đồng. Nếu nói là kêu gọi trên tinh thần tự nguyện thì phải để tùy tâm, người dân nào muốn đóng bao nhiêu thì đóng chứ sao lại quy ra mức cụ thể như thế”, một người dân khác bức xúc.
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Tốt, Chủ tịch UBND xã Hoằng Yến thừa nhận, nhân có tiền hỗ trợ nên xã đã ủy quyền cho HTX Nuôi trồng thủy sản vận động người dân hỗ trợ tiền thu gom rác thải.
Theo lời ông Tốt, bà con hoàn toàn tự nguyện đóng chứ xã không ép buộc. Đây là vận động đóng cả năm để người dân đỡ phải đóng nhiều lần, nhà nào có diện tích lớn thì đóng nhiều hơn nhà có diện tích nuôi trồng thủy sản nhỏ.
“Mỗi tháng tiền thu gom xử lý rác thải của xã hết 30 triệu đồng, trong khi số tiền thu của dân chỉ được 20 triệu đồng. Nếu tận thu của cả các hộ kinh doanh, buôn bán cũng chỉ được 23 triệu. Vì thế, ngay trong hôm phát tiền hỗ trợ thiên tai, xã đã vận động các hộ nuôi trồng thủy sản ủng hộ được hơn 35 triệu đồng. Nếu xã không thu ngay lúc đó thì sau này sẽ rất khó thu”, ông Tốt nói.
Trước sự việc này, ông Lê Đức Giang, Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa cho rằng, đây là việc làm thiếu nhân văn và không đúng thời điểm. “Tôi sẽ chỉ đạo xã Hoằng Yến trả lại tiền ngay cho người dân”, ông Giang khẳng định.
Trước đó, xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa, cũng tự ý trích 15% tiền hỗ trợ lũ lụt của người dân để lo việc chè nước cho cán bộ. Ngay sau khi vụ việc xảy ra, huyện Hoằng Hóa đã chỉ đạo xã phải trả lại toàn bộ số tiền cho dân. Đồng thời, kỉ luật cảnh cáo về mặt Đảng và chính quyền đối với ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch UBND xã Hoằng Phong, đồng thời khiển trách các các nhân, tập thể xã Hoằng Phong.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy