Các phụ huynh học sinh Trường tiểu học Quảng Hưng (phường Quảng Hưng, TP Thanh Hóa) đã cùng kí vào một lá đơn gửi các cơ quan chức năng phản ánh về việc nhà trường đã giam học sinh tại lớp sau giờ học vì chưa đóng đủ tiền ăn bán trú, đồng thời, phụ huynh cũng bức xúc cho rằng nhà trường có sự phân biệt đối xử với các học sinh.
Theo nội dung đơn, buổi chiều ngày 22/5, sau giờ tan học, hiệu trưởng nhà trường đã yêu cầu thủ quỹ triệu tập những học sinh ở các lớp chưa đóng hết tiền ăn bán trú vào văn phòng nhà trường để giữ 20 học sinh lại, chờ đến khi nào bố mẹ đem tiền đến đóng thì mới cho về.
Trường tiểu học Quảng Hưng
“Khoảng 16h30, tôi đến cổng trường đón con nhưng đợi mãi không thấy con ra ngoài, tôi tưởng cháu về trước nên đã vội đi tìm. Đến khoảng 18h30, tôi nghe tin cháu vẫn đang bị hiệu trưởng nhốt ở trường vì chưa đóng đủ tiền ăn. Khi về nhà con tôi khóc rất nhiều vì sợ và xấu hổ với bạn bè, còn nói không muốn đi học nữa”, một phụ huynh viết trong đơn.
Ngoài việc tố nhà trường giam học sinh, các phụ huynh còn bức xúc cho rằng, trường Tiểu học Quảng Hưng ép phụ huynh học sinh cho con ăn bán trú ở trường.
Theo lời phụ huynh, nhà trường thông báo nếu học sinh nào không đăng ký ăn bán trú trong năm học mới sẽ phải chuyển lớp. Mặc dù nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn, không muốn cho con ăn tại trường nhưng vẫn phải đăng ký.
“Nhà trường có sự phân biệt đối xử khi lớp nào có học sinh ăn bán trú hoàn toàn thì được ưu tiên học ở phòng khang trang, còn các em không ăn ở trường thì phải ngồi bàn ghế cũ. Con em chúng tôi đều có nghĩa vụ đóng góp như nhau, chúng tôi rất bất bình vì cách làm của nhà trường”, trong đơn viết.
Các bậc phụ huynh mong muốn cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa vào cuộc thanh tra, làm rõ những nội dung phản ánh liên quan đến Trường tiểu học Quảng Hưng.
Trước những phản ánh của phụ huynh, bà Nguyễn Thị Cúc, Phó hiệu trưởng trường tiểu học Quảng Hưng phân trần, nhà trường không giữ học sinh, đây không phải là chủ trương của trường.
“Sau khi kết thúc chương trình học, một số học sinh còn chưa nộp tiền ăn bán trú một đến hai tháng, nhiều phụ huynh mà giáo viên liên lạc không bốc máy điện thoại và không đến đón con. Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên trực bán trú có trao đổi, chờ phụ huynh đến để gặp gỡ, nhắc nhở phụ huynh về việc hoàn thành số tiền nộp cho học sinh vì đến kỳ nghỉ hè rồi không còn thời gian gặp được”, bà Cúc nói.
Liên quan đến vấn đề này, ngày 30/5, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa phối hợp UBND TP Thanh Hóa và các đơn vị liên quan kiểm tra nội dung phản ánh của người dân để hướng xử lí theo quy định pháp luật.
Trước đó, cũng tại trường tiểu học Quảng Hưng, nhiều phụ huynh đã viết đơn cầu cứu Chủ tịch tỉnh về việc nhà trường có dấu hiệu lạm thu khi thu quá nhiều khoản, trong đó có những khoản trái quy định và vô lí.
Lương Diễn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy