Ngay khi báo chí phản ánh thông tin về thực trạng thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (đề án 1956) ở huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) có dấu hiệu bất minh, ông Nguyễn Quang Huy, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH tỉnh Thanh Hóa cho biết, Bộ LĐTB&XH đã có công văn yêu cầu tỉnh Thanh Hóa phải thanh tra, làm rõ.
Theo đó, Sở đã ký Công văn số 508/SLĐTBXH-GDNN gửi UBND huyện Quan Hóa yêu cầu tiến hành kiểm tra, xác minh cụ thể những vấn đề báo chí nêu.
“Đây là vấn đề thuộc thẩm quyền cấp huyện, Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Chúng tôi chỉ đạo huyện phải vào cuộc thanh tra, làm nghiêm. Huyện Quan Hóa đã thành lập đoàn để thanh tra trong 30 ngày. Sở cũng đã cử đoàn công tác đến huyện Quan Hóa để theo dõi, giám sát quá trình thanh tra, xác minh”, ông Huy nói.
Như đã thông tin trước đó, thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, 10 năm qua huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) đã tổ chức 145 lớp học nghề.
Các ngành nghề chủ yếu gồm: nghề xây dựng dân dụng, điện dân dụng, hàn điện; đan mũ; thêu ren; du lịch gia đình; nuôi cá lồng; nuôi và phòng trị bệnh cho lợn, bò; sơ chế ngô, bẹ ngô; chế biến lâm sản, thêu ren.
Với mỗi khóa đào tạo nghề theo đề án này, huyện triển khai trong 3 tháng, tính số ngày thực tế là 66 ngày. Mỗi ngày được Nhà nước hỗ trợ 30 nghìn đồng/học viên.
Như vậy, mỗi khóa học, 1 học viên sẽ nhận được khoản tiền hỗ trợ tương đương 1.980.000 đồng. Tuy nhiên thực tế, theo phản ánh của học viên, họ đã không nhận được đủ số tiền.
Người lao động phản ánh vì không nhận đủ chế độ hỗ trợ của Nhà nước
Anh Hà Văn Th., trú xã Phú Xuân cho biết, anh tham gia lớp hàn năm 2018. Dù không đi học đầy đủ, nhưng trong danh sách, tên anh Th. vẫn được điểm danh đều đặn. Đối chiếu với danh sách chi tiền ăn tháng 9,10,11,12 năm 2018 cho 35 học viên lớp hàn do Trường Trung cấp nghề xây dựng Thanh Hóa lập, mỗi học viên được chi tổng số tiền 1.980.000 đồng. Tuy nhiên, anh Th. khẳng định không nhận được số tiền nào như vậy và chữ ký cũng không phải của anh(?!)
Tương tự, anh Lương Văn Ng., bản Mỏ, xã Phú Xuân cũng là học viên cùng lớp anh Th. Anh Ng. cho hay, anh là lớp trưởng nên đi học rất đầy đủ. Dù vậy, số tiền anh nhận được khi kết thúc khóa học cũng chỉ có 150.000 đồng. Không theo nghề hàn dù đã được cấp chứng chỉ, anh hiện làm nghề thu mua phế liệu tại nhà.
Chị Phạm Thị Th., xã Phú Xuân cho biết: “Tôi không nghỉ học buổi nào, cuối khóa nhận được số tiền 1.200.000 đồng”. Kết thúc khóa học, 35 học viên của lớp thêu ren cũng không nhận được bất kì chứng chỉ nghề nào, dù trong hồ sơ quyết toán của huyện, có khoản chi cho việc in chứng chỉ cho học viên.
Ông Nguyễn Văn Do, Trưởng phòng LĐTB&XH huyện Quan Hóa lí giải, giáo viên điểm danh tại lớp, học viên đi buổi nào thì sẽ được tính tiền buổi đó, nên nhiều người vắng học thì sẽ không nhận được số tiền đầy đủ.
Tuy nhiên, ông Do không giải thích được tại sao, trong danh sách nhận tiền, dù có người đi học đầy đủ nhưng thực tế vẫn bị cấp thiếu tiền, hoặc có người chỉ đi học vài buổi nhưng trong giấy tờ lại vẫn được ký nhận đủ tiền.
Lương Diễn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy