Thanh khoản hệ thống ngân hàng đang trong trạng thái tương đối ổn định trong đầu năm 2019. Những phiên gọi thầu thị trường mở (OMO) từ đầu năm đến nay đều có khối lượng thấp. Trong tuần này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã bơm ròng hơn 2.000 tỉ đồng và có hơn 25.000 tỉ đồng đáo hạn trong 2 ngày cuối tuần.
Biểu đồ lãi suất tiền đồng liên ngân hàng.
Yếu tố tài chính quốc tế
Trong tháng 1/2019, yếu tố tài chính quốc tế chưa có nhiều ảnh hưởng tới thị trường tài chính trong nước. Những sự kiến lớn như cuộc họp Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Trung Quốc tiếp tục nới lỏng tiền tệ và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung được dự báo chưa có nhiều tác động trong tháng cuối cùng năm âm lịch.
Fed đang trong quá trình đánh giá lại rủi ro từ thắt chặt tiền tệ đối với nền kinh tế, đồng thời xem xét các biến động kinh tế thế giới, khi năm 2019 kinh tế toàn cầu được dự báo tăng trưởng chậm lại, kinh tế Trung Quốc giảm tốc mạnh, và chiến tranh thương mại diễn biến khó lường.
Ngoài ra, mâu thuẫn với tổng thống Trump cùng đà bán tháo trên thị trường chứng khoán tiếp diễn sẽ khiến lộ trình tăng lãi suất của Fed cần có thêm thời gian quan sát và đánh giá. Không giống như đợt tăng lãi suất trong tháng 12/2018, lần này thị trường khó dự đoán khi nào Fed sẽ tăng lãi suất và lộ trình ra sao trong 2019. Vì vậy, khả năng cao cuộc họp FOMC trong tháng 1 sẽ giữ nguyên mức lãi suất mục tiêu như hiện tại.
Về vấn đề Trung Quốc ra thông báo giảm thêm 1% dự trữ bắt buộc trong tháng 1, tương đương với việc bơm ra thị trường 800 tỉ nhân dân tệ (khoảng 116 tỉ đô la Mỹ), phần lớn tác động tới thị trường tài chính Trung Quốc, mà chưa ảnh hưởng tới tỷ giá USD/CNY và thị trường tài chính Việt Nam.
Việc Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBoC) giảm dự trữ bắt buộc đã có lộ trình trong 3 năm tới, cũng như họ đã giảm 4 lần tỷ lệ này trong năm 2018. Thị trường không còn bất ngờ với thông báo này, và mức tăng 800 tỉ nhân dân tệ, nếu so với mức tăng cung tiền M2 của Trung Quốc năm 2018 là 13.000 tỉ nhân dân tệ thì chỉ tương đương khoảng 6%, có lẽ tác động vào nền kinh tế chưa nhiều, đặc biệt lạm phát Trung Quốc vẫn ở mức khá thấp.
Ngoài ra,Trung Quốc vẫn giữ nguyên lãi suất cho vay chuẩn kỳ hạn 1 năm ở mức 4,35%, việc PBoC không lựa chọn công cụ lãi suất để nới lỏng tiền tệ góp phần đáng kể trong ổn định tỷ giá USD/CNY. Như vậy, có thể thấy việc Trung Quốc nới lỏng tiền tệ trước mắt chưa ảnh hưởng tới thị trường tài chính Việt Nam trong tháng 1 này.
Yếu tố quốc tế ảnh hưởng lớn nhất đến thị trường tài chính Việt Nam hiện tại có lẽ là diễn biến từ cuộc đàm phán Mỹ - Trung về chiến tranh thương mại đang có biến chuyển khá tích cực trong những ngày vừa qua. Nhiều khả năng vì lợi ích đôi bên, đặc biệt là Trung Quốc, thì thỏa thuận đình chiến sẽ kết thúc trong tốt đẹp, tuy nhiên cần nhiều thời gian để hai nước có thể đi tới thỏa thuận thương mại mới, song phương và có lợi cho đôi bên.
Họ có 90 ngày đình chiến để tìm ra thỏa thuận sơ bộ. Tỷ giá USD/CNY chịu tác động khá lớn từ chiến tranh Mỹ - Trung trong quá khứ và khả năng lớn tỷ giá này đi ngang hoặc giảm trong tháng 1, điều này có thể giảm áp lực lên tỷ giá và thị trường tài chính Việt Nam.
Tựu chung lại, yếu tố tài chính quốc tế đang ít gây ảnh hưởng hoặc sẽ ảnh hưởng nhẹ theo hướng tích cực tới thị trường tài chính Việt Nam trong tháng 1 này.
Tình hình kinh tế vĩ mô trong nước
Trong tháng 1, thanh khoản hệ thống ngân hàng sẽ được củng cố thêm khi có dòng tiền lớn khoảng 30.000 tỉ đồng từ trái phiếu chính phủ (TPCP) và TPCP bảo lãnh đáo hạn. Ngân hàng là định chế tài chính nắm giữ lượng TPCP và TPCP bảo lãnh lớn nhất trong nền kinh tế, vì vậy, khả năng dòng tiền về hệ thống ngân hàng sẽ củng cố đáng kể cho thanh khoản liên ngân hàng.
Những ngày đầu năm cũng ghi nhận sự ổn định thanh khoản trong hệ thống biểu hiện qua kênh OMO và khối lượng giao dịch trên liên ngân hàng. Những phiên NHNN gọi thầu OMO với khối lượng cao, ở khoảng 18.000 tỉ đồng thì tỷ lệ trúng thầu thấp, chỉ khoảng hơn 70%. Tỷ lệ trúng thấu chỉ cao khi NHNN gọi thầu với khối lượng thấp hơn, khoảng 11.000 tỉ đồng trở xuống. Thanh khoản liên ngân hàng đang ổn định hơn, không còn tình trạng khối lượng đặt thầu lớn hơn nhiều mức NHNN gọi thầu như hồi tháng 11, 12-2018.
Theo số liệu từ website NHNN, khối lượng giao dịch các kỳ từ 1 tuần trở lên đã giảm đáng kể. Số liệu ngày 8-1, doanh số kỳ 1 tuần khoảng 5.000 tỉ đồng, kỳ 2 tuần khoảng 1.900 tỉ đồng, kỳ hạn qua đêm khoảng 27.700 tỉ đồng. Giao dịch chủ yếu tập trung vào kỳ qua đêm, điều này cũng giúp đánh giá về trạng thái thanh khoản liên ngân hàng khá ổn định, các ngân hàng không còn tình trạng đẩy mạnh đi vay kỳ 1, 2 tuần đến 1 tháng phòng thanh khoản căng thẳng, mà tập trung vào kỳ qua đêm để đảm bảo thanh khoản trong ngày và duy trì dự trữ bắt buộc. Tuy nhiên, do lãi suất tiền đồng liên ngân hàng ở mức cao, nên các ngân hàng cũng hạn chế vay vốn kỳ qua đêm hơn là giao dịch các kỳ dài hơn với lãi suất cao.
Một yếu tố nữa cũng góp phần ổn định thanh khoản cho hệ thống ngân hàng đó là nhiều ngân hàng có dòng tiền về từ bán cổ phần và phát hành trái phiếu. Mới đây nhất, Vietcombank đã phát hành thành công 111 triệu cổ phiếu cho đối tác nước ngoài và thu về 6.200 tỉ đồng, tương ứng với 270 triệu đô la Mỹ.
Ngoài ra, cuối năm 2018 ghi nhận hàng loạt các ngân hàng phát hành trái phiếu, góp phần hút vốn về hệ thống ngân hàng, đồng thời cũng là cách để phân phối lại dòng tiền giữa các ngân hàng, các công ty chứng khoán, bảo hiểm do họ thường là những đối tác mua trái phiếu tổ chức tín dụng lớn nhất.
Điều này góp phần phân phối dòng tiền giữa bên thừa và thiếu vốn, củng cố thanh khoản cho các định chế tài chính đang thiếu vốn. Thêm vào đó, đầu năm là lúc một phần dòng tiền nhàn dỗi của doanh nghiệp có xu hướng quay lại hệ thống, sau khi rút ra để đảm bảo các chỉ số tài chính trên bản cân đối doanh nghiệp. Thanh khoản của nhiều ngân hàng đã tốt hơn hẳn so với những ngày báo cáo tài chính cuối năm 2018.
Từ các yếu tố quốc tế và trong nước, khả năng lớn thanh khoản hệ thống sẽ ổn định trong phần lớn tháng cuối cùng của năm Âm lịch. Tuy nhiên cần lưu ý những ngày cận tết, sẽ có giai đoạn thanh khoản nóng hơn khi nhu cầu rút tiền mặt dịp Tết là rất lớn.
Trong tháng 1, thanh khoản hệ thống ngân hàng sẽ được củng cố thêm khi có dòng tiền lớn khoảng 30.000 tỉ đồng từ TPCP và TPCP bảo lãnh đáo hạn. Ngân hàng là định chế tài chính nắm giữ lượng TPCP và TPCP bảo lãnh lớn nhất trong nền kinh tế, vì vậy, khả năng dòng tiền về hệ thống ngân hàng sẽ củng cố đáng kể cho thanh khoản liên ngân hàng. |
Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy