Thông tin trên được Phó tổng Kiểm toán Nhà nước Vũ Văn Họa nêu tại phiên họp thứ 6 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra chiều 8/12, bàn về dự thảo Nghị quyết một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Nói về nguồn lực chống dịch Covid-19, ông Họa cho rằng nếu tính toán, soi kỹ để bảo đảm chính xác thì rất khó. Ông chia sẻ qua làm việc với một số địa phương, nhất là TP.HCM, có ý kiến cho rằng “đến lúc dịch cứ tiêu thôi, không phân nguồn nào là ngân sách".
Ông cũng nêu vướng mắc qua công tác kiểm toán, khi nhiều khoản kinh phí chuyển từ MTTQ sang Bộ Y tế không chi được vì vướng cơ chế chính sách, nhất là mua sắm trang thiết bị. “Nếu không có cơ chế gỡ vướng sớm thì ngành y tế không tiến hành mua sắm phục vụ khám chữa bệnh được”, ông Họa nói.
Phiên họp thứ 6 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Quốc hội.
Ông cũng thông tin về việc Thanh tra Chính phủ đã có quyết định hôm 16/11 thực hiện thanh tra việc mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 tại Bộ Y tế, Hà Nội và TP.HCM.
Theo ông Họa, vào thời điểm có dịch các địa phương bằng mọi giá mua sắm thiết bị để chống dịch, nếu áp các thước đo vào sẽ rất khó.
Trình bày về việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho người nhiễm Covid-19, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nêu thực tế có những thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh khiến số lượng người bệnh Covid-19 phải điều trị tại các cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 tăng mạnh.
Việc này dẫn đến tình trạng nhân viên y tế không có thời gian để lập các biểu mẫu, hồ sơ thống kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Vì thế, không thể thực hiện việc bóc tách chi phí điều trị bệnh Covid-19 do ngân sách Nhà nước chi trả và chi phí khám bệnh, chữa bệnh do Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả.
Để gỡ vướng mắc này, Chính phủ kiến nghị tiếp tục thực hiện việc thanh toán chi phí theo quy định tại Nghị quyết số 268/NQ-UBTVQH15, nhưng cho phép bổ sung quy định trường hợp không bóc tách được chi phí thì ngân sách sẽ chi trả toàn bộ. Đồng thời, cho phép Chính phủ quyết định việc sử dụng kinh phí từ nguồn quỹ dự phòng của Quỹ Bảo hiểm y tế để cùng với nguồn ngân sách Nhà nước chi cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh Covid-19.
Cho ý kiến về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định “không giao cho Chính phủ điều hoà quỹ dự phòng của bảo hiểm y tế được”, vì bảo hiểm phải được chi theo nguyên tắc đóng - hưởng.
Theo Chủ tịch Quốc hội, cái gì không tách được thì giao cho ngân sách. “Chống dịch chi li quá thì cũng khó, nhưng không có chuyện lấy quỹ bảo hiểm chi cho việc nọ, việc kia”, ông nói.
Sau khi tiếp tục hoàn thiện và xin ý kiến cấp có thẩm quyền, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ ban hành nghị quyết về một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Theo dự kiến, Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký đến thời điểm Nghị quyết số 30 của kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV hết hiệu lực thi hành.
Tác giả: Hoài Thu
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy