Tin liên quan
Sức hấp dẫn của “đất vàng”
Dưới quyền quản lý và khai thác của các công ty MTV vốn nhà nước trước đây, hàng nghìn mét vuông đất chỉ đóng vai trò trong hoạt đồng “cầm chừng” mà không thực sự làm nổi bật được thế mạnh của vị trí mà khu đất tọa lạc như công ty Thương mại dịch vụ Tràng Thi, hay thậm chí trung tâm thương mại Tràng Tiền trước đó cũng chỉ là một cửa hàng bách hóa tổng hợp không hơn.
Thời gian gần đây, các khu “đất vàng” Thủ đô lần lượt được các Tập đoàn bất động sản, các công ty hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn có ý định thâu tóm khi vừa có kế hoạch chuyển giao chủ sở hữu.
Đơn cử như khu đất rộng gần 7ha của Công ty Trung tâm hội chợ triển lãm Giảng Võ (VEFAC) thường được sử dụng để tổ chức các sự kiện văn hóa, kinh tế đã được Tập đoàn Vingroup “đánh tiếng” ngay khi có thông tin công ty chuẩn bị đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu tiên, cam kết mua lại toàn bộ cổ phần không bán hết.
Việc cổ phần hóa VEFAC có 3 dự án thành phần gắn liền với nhau: Dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia trên trục Nhật Tân - Nội Bài (Dự án Nhật Tân - Nội Bài), Dự án Giảng Võ và Dự án Mễ Trì.
Với những lợi thế thương mại được đánh giá cao của VEAFC, diễn biến trong buổi IPO lại ảm đạm đến khó tin khi chỉ có 620.500 cổ phần trên tổng số 16,25 triệu cổ phần đăng ký bán được mua với giá vỏn vẹn 10.058 đồng.
Sau đó, nhờ sự thờ ơ của giới đầu tư,ngoài 10% cổ phiếu do nhà nước nắm giữ, Vingroup chính thức thành ông chủ của ba dự án với quỹ đất khủng ngay tại Thủ đô với gần 1.500 tỷ đồng – tương ứng sở hữu 89,42% vốn chủ sở hữu.
Trong một diễn biến khác hồi cuối tháng 6 vừa qua, Công ty TNHH MTV Thương mại Dịch vụ Tràng Thi có quyết định “lên sàn” với bản chào bán không thể hấp dẫn hơn. 13 trang A4 liệt kê hàng chục khu đất mà công ty kín tiếng này đang sở hữu, trong đó có hơn 2.100 m2 đất tại số 12-14 Tràng Thi – ngay quận trung tâm Hà Nội khiến giới đầu tư được phen dậy sóng.
Khu đất 2.100 m2 của Công ty thương mại và dịch vụ Tràng Thi thu hút hàng chục nhà đầu tư đổ vốn khi công ty lên sàn
Phiên đấu giá thu hút sự tham dự của 40 nhà đầu tư, với tổng khối lượng đăng ký mua đạt hơn 42.5 triệu cổ phần (cao gấp 13.7 lần số cổ phần đưa ra chào bán). Sau đó, 3,1 triệu cổ phần được được bán hết cho 2 nhà đầu tư cá nhân, với giá đấu thành công duy nhất là 82,000 đồng/cổ phần (gấp 8.2 lần so với giá khởi điểm).
Miếng hời khó nuốt
Với sức hút “nhãn tiền” của các khu đất còn sót lại tại Thủ đô, dường như việc sở hữu không chỉ giúp doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh mà còn góp phần nâng tầm vị thế trên thị trường bất động sản.
Quay lại với Khu tổ hợp khách sạn Daewoo – hiện đang thuộc sở hữu của Công ty TNHH MTV Hanel hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực điện tử - tin học.
Trước khi chuyển giao cho Hanel vào năm 2012, khi ông chủ Daewoo Hàn Quốc đuối sức, tập đoàn Lotte cũng vào cuộc và gần như nắm chắc phần thắng. Lotte muốn mua Daewoo để từ đó xây dựng khu lân cận trở thành Lotte town thông qua việc mua lại các mặt bằng xung quanh và thay đổi mục đích sử dụng.
Với diện tích gần 3 ha, riêng giá trị quyền sử dụng đất của tổ hợp này đã là rất lớn. Nhưng quan trọng hơn, với vị thế là một trong số khoảng 10 khách sạn 5 sao của Hà Nội, từng đón tiếp các lãnh đạo lớn của thế giới như Tổng thống Mỹ Clinton, Tổng thống Nga Putin, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào…, giá trị của tổ hợp này không chỉ nằm ở những con số.
Trong một tài liệu mới đây của Tổng công ty Du lịch Sài Gòn về việc bán quyền mua cổ phiếu CTCP Bông Sen – đơn vị dự định phát hành hơn 163 triệu cổ phiếu huy động vốn, Bông Sen Corp dự định chi ra 3.650 tỷ đồng để mua 51% cổ phần tổ hợp khách sạn Daewoo.
Như vậy, theo cách tính toán của Bông Sen Corp, thương vụ này có giá trị lên đến 7.156 tỷ đồng.
Nhưng xét trên thực tế, tiềm lực kinh tế của Bông Sen Corp và tổ hợp Daewoo là một khoảng cách khá xa. Tính đến cuối năm 2014, vốn điều lệ của Bông Sen Corp mới có 816 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 1.127 tỷ.
Quy mô tổng tài sản của Bông Sen Corp còn cách giá trị của Daewoo khá lớn
Như vậy, riêng tổ hợp khách sạn Daewoo mà Bông Sen đang “nhăm nhe” muốn sở hữu cũng đã gấp hơn 6 lần toàn bộ tài sản của công ty.
Chưa kể, khi đợt phát hành hơn 163 triệu cổ phiếu lần này thành công, với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu, Bông Sen Corp sẽ thu về 1.633 tỷ đồng – còn kém mức dự tính đầu tư vào Daewoo gần 2.000 tỷ đồng.
Tham vọng của đại gia hay chỉ đánh tiếng?
Bông Sen Corporation được biết đến như một đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ lưu trú, ẩm thực, du lịch. Công ty sở hữu và quản lý hàng loạt những thương hiệu đã tạo được dấu ấn sâu sắc đối với khách hàng trong và ngoài nước như Khách sạn Palace Saigon (4 sao), Khách sạn Bông Sen Saigon (3 sao), Khách sạn Bông Sen Annex (2 sao), hệ thống nhà hàng và hệ thống 18 cửa hàng, lữ hành Lotus Tours.
Khách sạn Palace Saigon tọa lạc tại đại lộ Nguyễn Huệ, một khu vực trung tâm hành chính-thương mại-du lịch-giải trí quan trọng nhất của thành phố Hồ Chí Minh
Mặc dù đã hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực khánh sạn được sở hữu nhiều vị trí vàng tại Sài Gòn nhưng trong nhiều năm qua, Bông Sen Corp có vẻ khá lép vế so với các đại gia kinh doanh cùng lĩnh vực như: Sun Group, Mường Thanh hay BRG Group…
Vào cuối năm 2014, Bông Sen Corp bất ngờ thông báo cổ đông về việc hủy đăng ký công ty đại chúng do “không còn đáp ứng đủ điều kiện” và đã được Ủy ban chứng khoán Nhà nước thông báo hủy đăng ký công ty đại chúng từ ngày 08/08/2014.
Một động thái khác báo hiệu tin chẳng lành cho lần chào bán cổ phiếu tăng vốn điều lệ lần này, khi chính cổ đông lớn là Tổng công ty du lịch Sài Gòn thông báo sẽ không tiếp tục đầu tư vào Bông Sen Corp.
Hiện tại, Tổng công ty du lịch Sài Gòn sở hữu 21,13% vốn điều lệ của Bông Sen Corp – tương ứng sở hữu 17.250.000 quyền mua lần này, tỷ lệ thực hiện quyền 1:2 (cứ 1 quyền mua được mua 2 cổ phiếu phát hành thêm).
Theo tài lệu mà Tổng công ty du lịch Sài Gòn công bố, việc chuyển nhương quyền mua cổ phiếu Bông Sen Corp được gia hạn do thực hiện theo chủ trương của UBND thành phố cho phép Tổng công ty không tiếp tục tham gia góp vốn vào CTCP Bông Sen – nằm trong Đề án tái cơ cấu điều chỉnh TCT trong thời gian tới.
Như vậy, “món ngon” mang tên Trung tâm thương mại Deaha không phải là thương vụ dễ nuốt đối với Bông Sen, đặc biệt khả năng huy động vốn đã gặp phải khó khăn ngay tại cổ đông lớn là Tổng công ty Sài Gòn.
Được biết, ông Phan Quang Chất, thân phụ của thiếu gia Phan Thành, người sở hữu bộ sưu tập siêu xe đắt đỏ hàng trăm tỷ đồng tại Việt Nam là ủy viên HĐQT Công ty cổ phần Bông Sen.
Hoa Liên
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy