Ảnh Gia Huy
VN-Index ghi nhận một tuần giao dịch với biến động hẹp khi liên tục chịu áp lực bán ở vùng kháng cự quanh 1.075 điểm và phục hồi ở vùng hỗ trợ 1.060 điểm. Về diễn biến cụ thể, thị trường chứng khoán có được phiên giao dịch đầu tuần tích cực với sắc xanh lan tỏa ở tất cả các nhóm ngành giúp VN-Index tiệm cận lại khu vực 1.070. Tuy nhiên áp lực bán gia tăng dần ở 2 phiên sau đó, đặc biệt là sự điều chỉnh của nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn thuộc VN30 phiên cuối tuần đã gây áp lực lên chỉ số chung khiến cho thị trường không nối dài được mạch tăng điểm.
Kết thúc tuần (22-26/5) VN-Index giảm 0,31% so với tuần trước về mức 1.063,76 điểm. Xét theo mức độ đóng góp, GAS, VCB và VIC là những mã có tác động tiêu cực nhất đến chỉ số chính. Trong đó, tính riêng VCB đã lấy đi gần 1,5 điểm của chỉ số này. Hướng ngược lại, GEX, CTG và GVR là những mã có tác động tích cực nhất.
Trong tuần thanh khoản trên HoSE đạt 61.716,70 tỷ đồng; khối lượng giao dịch giảm 5,5% và duy trì trên mức trung bình. Thanh khoản HNX giảm 5,7% với 7.439,16 tỷ đồng được giao dịch. Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 2.369,13 tỷ đồng và tập trung bán mạnh ở nhóm cổ phiếu thép, ngân hàng và bất động sản.
Xét về nhóm ngành, nhóm cổ phiếu dầu khí có tuần tăng điểm tích cực với thanh khoản duy trì mức cao như PVB (+17,47%), OIL (+7,45%), PXS (7,27%), PVS (+7,07%)... Nhóm cổ phiếu khu công nghiệp, cao su cũng có diễn biến vượt trội, nhiều mã tăng mạnh đột biến với NTC (+23,24%), SIP (+9,57%), PHR (+6,48%), IDC (+6,44%)...
Nhóm cổ phiếu bất động sản cũng sôi động trước thông tin hạ lãi suất, nhiều mã tăng giá mạnh có thanh khoản đột biến như NHA (+23,87%), TDH (+20,92%), ITC (17,14%), CII (+14,95%), TDC (+13,39%)...
SHS đánh giá xu hướng thị trường trong ngắn và trung dài hạn vẫn duy trì ở mức tích cực. Nếu vượt được vùng kháng cự gần quanh 1.075 điểm, chỉ số có thể kỳ vọng hướng tới vùng kháng cự 1.100 điểm và xa hơn nữa là quanh 1.150 điểm đồng thời tạo tiền đề cho Uptrend trung hạn.
Trong trường hợp thị trường không hình thành được uptrend trung hạn (vượt qua vùng 1.150 điểm) thì ngưỡng hỗ trợ của VN-Index sẽ xoay quanh khu vực 1.000 điểm - 1.050 điểm.
"Xét về tổng thể, nền tảng tích lũy chặt chẽ trong hơn 6 tháng qua đã tạo ra cơ sở tích lũy đủ tốt để hình thành sóng trung hạn, do đó đây là giai đoạn thị trường đang chuyển từ trạng thái thận trọng sang trạng thái tích cực hơn", SHS cho biết.
Nhóm phân tích này khuyến nghị nhà đầu tư ngắn hạn vẫn có thể xem xét mua vào trong các phiên điều chỉnh đối với các cổ phiếu thu hút được dòng tiền và vận động tích cực, tuy nhiên nên duy trì tỷ trọng ở mức trung bình. Trong dài hạn thị trường vận động trong kênh tích lũy rộng 1.050 điểm - 1.150 điểm, mục tiêu giải ngân nên lựa chọn các cổ phiếu đầu ngành có nền tảng cơ bản tốt, các cố phiếu có tiềm năng tăng trưởng ổn định đang vận động trong trạng thái tích lũy hiện nay.
Về góc nhìn kỹ thuật, VCBS cho rằng VN-Index phiên cuối tuần giao dịch quanh mốc tham chiếu do lực bán chủ yếu ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đè nặng áp lực lên chỉ số chung. Xét về khung đồ thị ngày, thị trường vẫn đang vận động tích lũy tích cực quanh vùng điểm 1.060 – 1.070 cùng với sự phân hóa, tăng giảm đan xen giữa các nhóm ngành. Với kịch bản tích cực, VN-Index sẽ tiếp tục rung lắc từ 1-3 phiên tới để bước vào nhịp tăng điểm mới. Nhà đầu tư cần tiếp tục bám sát thị trường, có thể cân nhắc giải ngân từ 20 – 30% đối với những cổ phiếu đang có xu hướng điều chỉnh tích lũy, kiểm tra thành công khu vực kháng cự thuộc các nhóm ngành như chứng khoán, dầu khí, xây dựng.
Về phần mình, VDSC cho rằng thị trường vẫn duy trì tâm lý thận trọng và dao động giằng co trong biên độ hẹp xuyên suốt phiên giao dịch cuối tuần. Dù vậy, thanh khoản khớp lệnh tiếp tục giảm nhẹ, cho thấy áp lực bán tạm thời chưa gia tăng sức ép. Với diễn biến này, dự kiến dao động thăm dò tại vùng giá cao hơn vẫn sẽ diễn ra vào đầu tuần tới.
Tuy nhiên, VDSC lưu ý vùng 1.065-1.075 điểm của VN-Index cũng còn tiềm ẩn nhiều áp lực cho kịch bản hồi phục ngắn hạn của thị trường. Do vậy, nhà đầu tư vẫn nên chậm lại để quan sát diễn biến cung cầu trong vùng tắc nghẽn và duy trì tỷ trọng danh mục ở mức hợp lý. Tạm thời có thể tiếp tục nắm giữ một số cổ phiếu đang có tín hiệu kỹ thuật tốt trong ngắn hạn.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy