Dòng sự kiện:
Thấy gì sau khái niệm “dòng tiền” của Phạm Công Danh?
27/08/2016 11:52:09
Thực chất thì khái niệm “dòng tiền” trong vụ VNCB chỉ là “thủ thuật ngân hàng” của Phạm Công Danh và đồng phạm nhằm che dấu hành vi phạm tội của mình.
 
“Dòng tiền” – thủ thuật của bị cáo Phạm Công Danh

Ngày 26/8, đại diện Viện kiểm sát tuyên bố một trong những điểm mấu chốt nhất của đại án VNCB đó là việc: Ngân hàng Xây dựng (VNCB) phải trả lại số tiền 5.190 tỷ đồng cho bà Trần Ngọc Bích.

Tuy nhiên, cũng trong phiên xử này, luật sư của bị cáo Phạm Công Danh lại đưa ra “sơ đồ dòng tiền” để đảo ngược tình hình theo hướng có lợi cho thân chủ.

Sơ đồ mà luật sư Phan Trung Hoài (bào chữa cho Phạm Công Danh) đưa ra, nhằm chứng minh rằng: Tiền mà Danh lấy trong tài khoản bà Bích sau đó đã được Danh trả cho ông Trần Quí Thanh.

Tuy nhiên, trước đó, hồ sơ vụ án lại thể hiện rằng khoản tiền đi vào tài khoản ông Trần Quí Thanh, thực chất là khoản khoản vay khác, không liên quan đến số tiền 5.190 tỷ của bà Trần Ngọc Bích.

Việc luật sư Phan Trung Hoài đưa ra sơ đồ này, thực chất là mô tả quá trình phạm tội của Phạm Công Danh và thuộc cấp. Vì trên thực tế gần như không tồn tại khái niệm dòng tiền trong vụ việc này.

Bà Trần Ngọc Bích lý giải điều này trong phiên đối đáp sang 26/8 như sau:
“Tôi không chuyển tiền cho Phạm Công Danh, tôi không lập chứng từ, thì không thể có việc, tiền từ tài khoản của tôi chuyển sang tài khoản của Phạm Công Danh. Không có dòng tiền, từ tài khoản của tôi sang tài khoản của Phạm Công Danh. Không có chữ ký, thì không có chứng từ, không có chứng từ, thì không có chuyển tiền; không có chuyển tiền, thì không có dòng tiền.”

 

"Luật sư Kiều Vũ Thụy Uyên mô hình hóa việc phạm tội của Phạm Công Danh và thuộc cấp ở Ngân hàng Xây dựng"

Bà Bích đề nghị: “Đại diện Viện kiểm sát dùng khái niệm “chuyển tiền không chữ ký” là không đúng. Tôi đề nghị đại diện Viện kiểm sát tranh luận cụ thể với các luật sư của tôi về vấn đề này.

Theo bà Bích thì không tồn tại “dòng tiền” ở đây mà đơn giải chỉ là thủ thuật của ngân hàng xây dựng: Ngân hàng Xây Dựng tự ý ghi “Có” trên tài khoản của Phạm Công Danh, sau đó ghi “Chi” trên tài khoản của bà Bích. Đây là kiểu che giấu hành vi phạm tội, hợp thức hóa hành vi phạm tội của các bị cáo.

Những thuộc cấp liên lụy

Phạm Công Danh đã từng bị kết án 20 năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ở cấp sơ thẩm, sau đó được giảm xuống còn 6 năm tù tại cấp phúc thẩm. Một mức giảm rất bất ngờ, hiếm gặp.

Sau khi mãn hạn tù, Phạm Công Danh ôm giấc mộng làm giàu, quyết tâm thực hiện “giấc mơ” đó và “sa chân” ở vụ án đang được xét xử.
Hơn 18.000 tỷ đồng là con số Phạm Công Danh đã rút ra từ Ngân hàng Xây Dựng để mua tài sản, chi tiêu cho mục đích cá nhân và chi cho các mục đích không xác minh được.
Phạm Công Danh đã thoát tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, với mức hình phạt cao nhất là chung thân và chỉ bị truy cứu về tội “Cố ý làm trái”, “Vi phạm quy định về cho vay”, với mức hình phạt cao nhất là 30 năm.

Không chỉ chịu trách nhiệm một mình, Phạm Công Danh còn lôi thêm hàng chục tay chân, thuộc cấp khác cùng vướng vào vòng lao lý. Tất cả các hành vi của Phạm Công Danh đều được tính toán chặt chẽ, tinh vi, lập hồ sơ vay giả, hợp đồng giả, tìm hàng chục công ty đứng tên, chuyển tiền lòng vòng ...

Cách thức phạm tội có tổ chức chặt chẽ, từ lập hồ sơ, rút tiền, tiêu tiền với sự tham gia của nhiều cá nhân có trình độ như Phan Thành Mai, Hoàng Đình Quyết, Mai Hữu Khương...
Bên cạnh đó, có rất nhiều người như bảo vệ, lái xe ngây thơ tin Danh nên đã phạm tội.
Bòn rút hàng chục ngàn tỷ, đẩy hàng chục người vào vòng lao lý. Sau đó Phạm Công Danh đã khóc trước vành móng ngựa để giải thích cho hành vi của mình, tỏ vẻ thương xót cho các thuộc cấp vướng vòng lao lý.

Những ai hiểu được thủ đoạn và quá trình phạm tội của “vua lừa” thì mới biết, đó thực sự là những giọt nước mắt cá sấu.

 
 
Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến