Ở một số lĩnh vực ngành nghề khác, các thương vụ mới vẫn đang chờ kết quả tái cấu trúc, nhưng kế hoạch kinh doanh cho năm 2022 cũng cho thấy sự bứt phá hơn so với trước.
VPBank mua lại Công ty chứng khoán ASC.
Nhóm chứng khoán lột xác
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) mua lại Công ty chứng khoán ASC và tăng vốn điều lệ tại công ty này từ 269 tỷ đồng lên 8.920 tỷ đồng, đồng thời chiêu mộ nhân tài, đầu tư công nghệ, hạ tầng giao dịch. Chứng khoán ASC về tay VPBank chính thức có diện mạo mới, sau 6 năm ngừng giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM.
Tương tự, với Công ty Chứng khoán Tiên Phong (mã chứng khoán ORS), có cổ đông lớn là Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) sở hữu khoảng 9% cổ phần. Trong quá trình tái cấu trúc, TPBank đưa các nhân sự chủ chốt, bổ sung nhân sự mới tham gia HĐQT, Ban điều hành của Chứng khoán Tiên Phong. Từ công ty thua lỗ, đã chuyển sang lãi lớn, Chứng khoán Tiên Phong hiện nằm trong Top 10 đơn vị có vốn điều lệ lớn nhất trong ngành và có kế hoạch tăng vốn tiếp lên 5.000 tỷ đồng.
Diễn biến này xuất hiện ở nhiều công ty chứng khoán được mua lại, thay đổi nhân sự cấp cao khác như Chứng khoán Đại Nam có màn lột xác ngoạn mục, tăng vốn mạnh và kinh doanh tăng trưởng. Thị trường cũng trông chờ sự thay đổi ở Chứng khoán Thủ Đô.
Rõ nét hơn về chiến lược phát triển
Nổi bật trong luồng thông tin “thay máu đổi chủ” trong thời gian gần đây là Công ty cổ phần Nhựa Đồng Nai (DNP Holding, mã DNP) khi xuất hiện các nhân sự chủ chốt tại HĐQT của Công ty cổ phần Tasco.
Chiến lược phát triển mới của Tasco giai đoạn 2022 - 2024 với 3 trụ cột là cơ sở hạ tầng - dịch vụ ô tô, bất động sản và bảo hiểm. Công ty này cũng báo kết quả kinh doanh khởi sắc hơn, lãi 61 tỷ đồng năm 2021, trong khi năm 2020 lỗ 235 tỷ đồng. Kết thúc quý I/2022, Tasco ghi lãi 88 tỷ đồng, trong khi quý I/2021, Tasco lỗ 24,5 tỷ đồng.
Với các doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái của DNP như Công ty cổ phần CMC, hay Công ty cổ phần Nhựa Tân Phú… cũng thay đổi chiến lược và có thay đổi rõ rệt trong kết quả kinh doanh.
Cụ thể, ông Trần Đức Huy, Chủ tịch CMC cho biết, CMC đặt mục tiêu đầy thách thức là doanh thu 5.000 tỷ đồng trong năm 5 năm. Riêng năm 2022, CMC đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu 40%. Mảng gạch ngói còn dư địa lớn cho doanh nghiệp tạo được sự khác biệt. CMC tập trung tạo ra sản phẩm tốt, giá tốt, khi gia nhập DNP Holding thì tập trung thêm vào bán hàng, tiếp thị.
Đối với ngành gia dụng, thương hiệu Inochi tiếp tục được coi là một trong những thế mạnh cốt lõi của DNP, với kỳ vọng tăng trưởng gấp 7 lần, đạt mốc 2.400 tỷ đồng doanh thu và trở thành thương hiệu gia dụng Top 2 Việt Nam. Mảng bao bì phấn đấu duy trì tăng trưởng chung của ngành với mức 5-10%, tập trung chuyển dịch cơ cấu khách hàng, thị trường và sản phẩm theo hướng bền vững và ở chuỗi giá trị gia tăng cao.
Tác giả: Nhã An
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy