Công ty Cổ phần Thép Pomina (HoSE: POM) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022 với doanh thu thuần đạt 1.800 tỷ đồng, giảm 59% so với cùng kỳ năm 2021 và cũng là mức thấp nhất kể từ năm 2010 của doanh nghiệp này. Việc kinh doanh dưới giá vốn khiến hãng thép này lỗ sau thuế hơn 460 tỷ đồng.
Theo giải trình của Pomina, nguyên nhân do tín dụng ngân hàng thắt chặt, tỉ giá và lãi suất tăng mạnh. Trong khi đó, giá nguyên vật liệu nhập về còn cao và nhu cầu tiêu thụ thép giảm mạnh. Trong kỳ, hãng thép này cũng thông báo dừng hoạt động sản xuất lò cao (BF) và chấm dứt hợp đồng lao động với một số cán bộ công nhân viên.
Cũng như các doanh nghiệp cùng ngành thép, từ giữa năm 2022 Thép Pomina đã lỗ lần lượt 61 tỷ và 707 tỷ trong quý II và III.
Luỹ kế cả năm 2022, doanh nghiệp thép ghi nhận gần 12.936 tỷ đồng doanh thu thuần và lỗ hơn sau thuế hơn 1.168 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi 206 tỷ đồng.
Đến hết 31/12/2022, Thép Pomina có gần 4.000 tỷ đồng tài sản ngắn hạn, trong đó tiền mặt chỉ hơn 200 tỷ đồng. Hàng tồn kho giảm mạnh xuống còn gần 1.200 tỷ đồng, trong khi đầu năm lên tới 4.7000 tỷ đồng.
Tổng nợ phải trả hơn 8.509 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2022, trong đó nợ ngắn hạn lên tới 7.700 tỷ đồng, trong đó nợ vay tài chính ngắn hạn là 5.432 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu giảm gần 1.200 tỷ đồng, còn hơn 2.500 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2022.
Trước Thép Pomina, một loạt công ty thép cũng báo lỗ nặng. "Ông lớn" Hoà Phát lỗ gần 2.000 tỷ đồng trong quý IV/2022. Quý lỗ thứ hai liên tiếp khiến lợi nhuận cả năm 2022 của Hoà Phát giảm từ mức hơn 34.580 tỷ đồng về còn khoảng 8.400 tỷ đồng.
Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNSteel; UpCOM: TVN) cũng báo lỗ hơn 410 tỷ đồng trong quý cuối năm. Luỹ kế cả năm 2022, VNSteel lỗ hơn 820 tỷ đồng, trong khi năm trước đó lãi gần 860 tỷ đồng. Đây là lần đầu công ty này lỗ kể từ năm 2014 và cũng là mức lớn nhất kể từ khi công bố thông tin vào năm 2011.
Tương tự, Thép Nam Kim (NKG) ghi nhận lợi nhuận sau thuế âm hơn 350 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi hơn 450 tỷ đồng. Với hai quý lỗ liên tiếp, lợi nhuận doanh nghiệp này quay về mức âm sau 10 năm. Cả năm 2022, Thép Nam Kim lỗ 67 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi khoảng 2.225 tỷ đồng.
Chứng khoán VNDirect dự báo năm 2023 các doanh nghiệp sản xuất thép vẫn sẽ đối diện với loạt khó khăn trong bối cảnh nhu cầu xây dựng giảm, giá nguyên liệu đầu vào sản xuất tăng... Kỳ vọng của ngành thép năm nay là giải ngân đầu tư công dự kiến tăng 20-25% so với năm 2022.
Theo VNDirect, về xuất khẩu, trợ lực của ngành là giá thép có thể ít biến động hơn do nhu cầu từ thị trường Trung Quốc ổn định sau khi mở cửa với nhiều chính sách nhằm hỗ trợ, phục hồi thị trường bất động sản. Nhưng nhìn chung, ngành thép vẫn khó khăn ở nửa đầu năm và có thể chỉ thực sự khởi sắc vào nửa cuối năm 2023.
Tác giả: Nguyễn Thu Huyền
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy