Một nhà đầu tư xem bảng hiển thị thông tin chứng khoán tại một văn phòng môi giới ở Bắc Kinh, Trung Quốc.
Ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy sự suy giảm trong nền kinh tế Trung Quốc, một nền kinh tế lớn nhất châu Á và lớn thứ hai toàn cầu. Đất nước này đã bị kéo vào một cuộc chiến thương mại đầy cam go với Hoa Kỳ, kéo theo sự sụt giảm hơn 24% cổ phiếu Trung Quốc vào năm 2018 - và đó là một năm tồi tệ nhất của thị trường chứng khoán Trung Quốc trong gần một thập kỷ.
Thế nhưng khi được hỏi nơi nào là nơi an toàn nhất để gửi tiền, Medha Samant, giám đốc đầu tư cho cổ phiếu châu Á tại Fidelity International, đã không ngần ngại trả lời: "Đó thực sự là Bắc Á, khu vực đang được dẫn đầu bởi Trung Quốc, chúng tôi nghĩ như vậy".
Vào ngày 18/1, Samant đã phát biểu trong chương trình "Squawk Box" của CNBC rằng việc định giá cổ phiếu Trung Quốc đang "rất, rất hấp dẫn ngay lúc này".
"Điều quan trọng đối với chúng tôi với tư cách là những nhà đầu tư chủ động là ... những gì đang diễn ra ở Trung Quốc", bà nói và không quên cho biết thêm rằng các biện pháp mà chính quyền Trung Quốc áp dụng trong những tháng gần đây để hỗ trợ nền kinh tế đã giúp nâng cao sức hấp dẫn của chứng khoán Trung Quốc. Một số biện pháp như vậy bao gồm việc cắt giảm thuế và giảm số tiền mà các ngân hàng phải dự trữ.
Các lĩnh vực cổ phiếu được lựa chọn của Fidelity
Samant cho biết bà ưa thích các cổ phiếu trong nền kinh tế mới, cũng như các cổ phiếu lĩnh vực tiêu dùng và chăm sóc sức khỏe. Lựa chọn của bà cũng bao gồm cả "tài sản kinh tế cũ chọn lọc" khi tính đến giá trị và tiềm năng năng suất của chúng.
Mặc dù "triển vọng chắc chắn là tích cực hơn", Samant cho biết bà phải thừa nhận rằng vẫn còn những thử thách đối với nền kinh tế Trung Quốc. Vì vậy, các nhà đầu tư nên lựa chọn có chọn lọc, bà nói thêm.
"Có những 'cơn gió ngược chiều' khác đang tác động đến tâm lý, điều đó có nghĩa là rất có thể có những cổ phiếu bị kéo lùi ... ở một số khu vực nhất định của thị trường". "Đã đến lúc phải tiến vào và trở thành một người mua lớn? Chà, bạn phải chọn lọc. Hãy tìm những lĩnh vực vẫn có ý nghĩa cơ bản và (nơi) định giá đang giảm".
Đà tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc
Cuộc chiến thuế quan giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ đã kéo dài trong suốt nhiều tháng, thêm vào đó, mối lo ngại nền kinh tế Trung Quốc phát triển chậm hơn dự kiến cũng góp phần tô điểm thêm bức tranh ảm đạm của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Trung Quốc dự kiến sẽ tăng trưởng khoảng 6% trong năm 2019, giảm so với mục tiêu chính thức của năm 2018 là 6,5%, Frederic Neumann, đồng giám đốc nghiên cứu kinh tế châu Á tại HSBC cho biết.
Nền kinh tế Trung Quốc cần thêm sự hỗ trợ từ chính quyền, nhưng mục tiêu tăng trưởng chính thức "như lời đồn" từ 6 đến 6,5% "vẫn là một kết quả khá tốt", Neumann nói trong chương trình "Squawk Box" của CNBC ngày 18/1.
"Vấn đề hiện tại là thị trường đang lo lắng về một kết quả yếu hơn thế. Trung Quốc cần phải báo hiệu rõ ràng rằng họ đã đặt sàn cho mức tăng trưởng. Một khi họ làm điều đó, tôi nghĩ tất cả chúng ta có thể yên tâm hơn một chút", Neumann nhận xét.
Hải Yến/Theo CNBC
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy