Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)
Giá dầu thế giới giảm phiên thứ bảy liên tiếp trong ngày 20/8 và khép lại tuần suy giảm lớn nhất trong hơn chín tháng.
Giới đầu tư tiếp tục bán tháo các hợp đồng tương lai vì dự đoán nhu cầu nhiên liệu sẽ suy yếu trên toàn thế giới, khi số ca nhiễm COVID-19 tiếp tục gia tăng và tình hình tại Afghanistan vẫn còn nhiều phức tạp.
Giá dầu Brent Biển Bắc phiên này giảm 1,27 USD (tương đương 1,9%) xuống 65,18 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ tháng Tư.
Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 9/2021 cũng để mất 1,37 USD (tương đương 2,2%) xuống 62,32 USD/thùng.
Một lưu ý mới đây của các nhà phân tích thuộc ngân hàng ANZ (Australia) cho biết, sự lan rộng của biến thể Delta trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế khiêm tốn và triển vọng thắt chặt chính sách tiền tệ đang tạo ra những “gợn sóng” ngắn hạn trên thị trường hàng hóa.
Trong số đó, những hạn chế đi lại ngày càng tăng đang làm dấy lên lo ngại về nhu cầu dầu mỏ.
Nhật Bản đã mở rộng lệnh tình trạng khẩn cấp. Số ca bệnh mới được xác nhận đang gia tăng vì biến thể Delta lây lan ở các quốc gia như Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Thái Lan, cũng sẽ ảnh hưởng tới các ngành công nghiệp cần nhiều dầu mỏ của những nước này.
Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, đã áp đặt các hạn chế mới với chính sách không khoan nhượng với COVID-19, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động vận chuyển và chuỗi cung ứng toàn cầu.
Việc sắp kết thúc mùa nhu cầu xăng cao điểm của Mỹ, cũng như kết thúc kỳ nghỉ Hè ở châu Âu đều có thể làm giảm nhu cầu dầu trong giai đoạn tới.
Ông John Kilduff, đối tác của công ty môi giới tài chính Again Capital LLP ở New York, cho biết thật khó để giá dầu tìm thấy bất cứ sự hỗ trợ nào trong tình hình nhiều bất ổn này.
Nhìn chung, thị trường dầu thế giới đã có một tuần giao dịch đáng quên với tất cả các phiên đa phần ghi nhận mức giảm từ 1% trở lên.
Với phiêm giảm thứ bảy liên tiếp trong ngày 20/8, giá dầu Brent khép lại tuần này với mức giảm 8%, trong khi giá dầu WTI mất tới hơn 9%.
Trong khi biến thể Delta kéo lùi nhu cầu nhiên liệu, nguồn cung vẫn tăng đều đặn.
Công ty dịch vụ ngành năng lượng Baker Hughes cho biết sản lượng dầu của Mỹ đã tăng lên 11,4 triệu thùng/ngày trong tuần gần đây nhất. Số giàn khoan dầu của nước này cũng đã tăng tuần thứ ba liên tiếp.
Cùng với đó, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất lớn ngoài khối (nhóm OPEC+) đang dần tăng cường nguồn cung vốn bị cắt giảm trong giai đoạn đầu của đại dịch.
Trong khi đó, Mỹ và Trung Quốc đã đưa ra các hạn chế về công suất bay, đe dọa đẩy nhu cầu nhiên liệu máy bay toàn cầu giảm sâu hơn sau khi đã cải thiện trong hầu hết mùa hè.
Ông Stephen Innes, quản lý cấp cao của công ty quản lý tài sản SPI Asset Management (Mỹ), cho biết hàng không vẫn là mắt xích yếu nhất trong chuỗi nhu cầu dầu toàn cầu tại thời điểm này.
Chuyên gia này nhận định, nguy cơ có nhiều lệnh hạn chế hơn nữa đối với việc đi lại trong nước và quốc tế do biến thể Delta sẽ là yếu tố chính tác động tới giá dầu trong nửa cuối năm 2021, đặc biệt khi mùa lái xe ở Mỹ kết thúc.
Tác giả: H.Thủy
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy